Chuyện kể rằng, ngày xưa có một ông lão kỳ lạ tuy không rõ danh tính, lang thang khắp nơi nhưng lại có phong thái ung dung, khoan thai như một vị hiền triết. Ông lão vừa đi vừa rao với mọi người rằng mình có một bài học đáng giá nghìn vàng. Người đời chẳng tin, cho là ông bị điên.
Thế rồi một ngày, lời rao đến tai nhà vua. Vua liền cho người theo dõi ông lão kỳ lạ. Cận thần về bẩm báo người này có đời sống chuẩn mực, giống như chẳng phải người thường, mà là người siêu phàm, thoát tục. Nghe thế, nhà vua liền giả dạng thường dân, đến gặp ông lão hỏi về bài học đáng giá nghìn vàng của ông.
Nhà vua hỏi: “Đó là bài học gì mà có thể đáng giá đến nghìn vàng?”. Ông lão đáp: “Đây là bài học giúp người ta thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời, vượt qua những lầm lỗi mà vươn tới đỉnh vinh quang…” Nhà vua quay về, trong lòng vừa hoài nghi vừa day dứt trước sức hấp dẫn bí ẩn về những điều tuyệt vời mà bài học kia đem lại.
Suy nghĩ mãi, nhà vua quyết định mời ông lão vào hoàng cung. Vua nói: “Hoặc bị lừa mất một nghìn lượng vàng, hoặc thực sự có được một bài học vô giá. Ta chấp nhận” – rồi ra lệnh mở ngân khố lấy đủ một nghìn lượng vàng để trước mặt ông lão.
Nhận đủ vàng, ông lão cung kính dâng lên vua một tấm vuông lụa, trong viết hơn 10 chữ ngắn gọn: “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó” – rồi rời khỏi kinh thành.
Nhà vua nghĩ mình đã bị lừa nên rất tức giận, trong đầu luôn nghĩ đến hơn 10 chữ ấy. Thế nhưng, sau đó vua bắt đầu thay đổi từng ngày: trầm tĩnh hơn, khôn ngoan hơn, sáng suốt hơn, đoán định được mọi việc sâu sát hơn. Đất nước nhờ thế ngày càng thịnh vượng, thần dân ngày càng mừng vui với cuộc sống an lành. “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó” – câu nói cứ ám ảnh trong đầu nhà vua khi nghĩ đến câu chuyện nghìn lượng vàng với ông lão nọ.
Câu ấy giản dị đến nỗi phần đông cận thần của vua đều bĩu miệng trề môi cho giá một nghìn lạng vàng là quá đáng, lúc ấy nhà vua cũng mất mặt vì chuyện này với các quan thần. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, vua càng về sau vua càng nhận thấy lời ấy rất hay và nhận ra bản thân ngày càng tốt lên, dân chúng vui vẻ an lành nên truyền lệnh khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các vật dụng của vua, để hàng ngày nhớ mãi không quên.
Lúc ấy có những hoàng thân muốn ngấm nghé ngôi báu nên âm mưu làm phản, họ thông đồng với quan ngự y để đầu độc nhân khi vua đau ốm.
Quan ngự y giật mình, nghĩ đến hậu quả nếu đầu độc vua, sự phản nghịch chẳng những làm cho mình phải bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai họa
Rồi một hôm long thể nhà vua bất an, vua đòi quan ngự y đến làm thuốc, quan ngự y chế thuốc độc rót vào chén ngự để dâng vua. Nhưng may thay, trong lúc rót thuốc, quan ngự y thấy trên chén có khắc câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Quan ngự y giật mình, nghĩ đến hậu quả nếu đầu độc vua, sự phản nghịch chẳng những làm cho mình phải bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai họa cho dân, cho nước. Quan ngự y tỉnh ngộ, liền đem tất cả việc đầu độc tâu cho vua rõ.
Nhờ sự thú nhận mà cả bọn gian thần đều bị trừng trị và ngai vàng càng thêm bền vững.
Bạn thấy đấy, nếu trước khi làm việc gì chúng ta cũng chậm lại vài giây suy nghĩ thì có khi lại thay đổi cả thời cuộc. Nhà vua đã mua với giá 1 nghìn lạng vàng cho tất cả mọi người được biết và còn để lại bài học về sau, suy cho cùng cái giá đó đắt nhưng lại không hề đắt, hy vọng chúng ta hãy sống thật tốt để không phải rơi vào những phút giây suy nghĩ cân nhắc khó khăn.
Chúc các bạn vui khỏe, an nhiên.