Mắc bệnh cường giáp khi mang thai, mẹ bầu có cần quá lo lắng?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Mắc bệnh cường giáp khi mang thai, mẹ bầu có cần quá lo lắng?

Bệnh cường giáp khi mang thai là bệnh lý mà các mẹ bầu hay mắc phải? Cường giáp là bệnh gì và có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bị bệnh cường giáp khi mang thai gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về bệnh này để kịp thời điều trị phòng ngừa biến chứng. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các mẹ những điều cần biết về căn bệnh này.

Cường giáp là bệnh gì?

Cường giáp Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves) là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sự gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu. Điều này gây ra những rối loạn trong chuyển hóa của cơ thể.  

Bệnh cường giáp khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai dễ mắc bệnh cường giáp

Đối với phụ nữ mang thai, cường giáp là bệnh nội tiết chỉ thứ hai sau bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ gặp phải là 1/1.500. 

Nguyên nhân gây cường giáp trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, hormone HCG sẽ được sản xuất và cao nhất khi thai được 12 tuần tuổi. Điều này gây ra kích thích nhẹ cho tuyến giáp và gây ra một số triệu chứng của bệnh cường giáp. HCG còn là nguyên nhân chính gây ra buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ nhất. Với những phụ nữ mang đa thai, nồng độ HCG tăng cao hơn, triệu chứng cường giáp rõ rệt hơn. Theo thống kê, có khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng HCG tăng cao nhưng đa phần không nhất thiết phải nhận điều trị.

Phụ nữ mắc chứng nôn nghén nặng trong thời gian mang thai cũng sẽ có triệu chứng cường giáp nhẹ. Song, hiện tượng nôn nghén này thường sẽ biến hết sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp
Nôn nghén nặng là một triệu chứng của bệnh cường giáp

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, bệnh cường giáp ở phụ nữ còn có một số nguyên nhân sau:

  • Rối loạn miễn dịch, điển hình như bệnh Graves, có thể dẫn đến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.
  • Những người có thành viên trong gia đình từng mắc các bệnh về tuyến giáp.
  • Một số loại thuốc hỗ trợ tim đập bình thường cũng có thể gây cường giáp trong thai kỳ.
  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể là do nhiễm trùng gần tuyến giáp.
  • Tuyến giáp phình to, nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến giáp gây sưng.
  • Iốt giúp tuyến giáp tạo ra hormone. Nếu nồng độ iốt cao, tuyến giáp sẽ tạo ra nhiều hormone cũng có thể gây cường giáp.  

Các triệu chứng của cường giáp trong thai kỳ

Các triệu chứng bệnh cường giáp
Triệu chứng thường gặp của bệnh cường giáp

Một số biểu hiện phổ biến của bệnh cường giáp

  • Cân nặng thất thường, giảm hoặc tăng cân không như mong đợi, thường thèm ăn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nhịp tim đập nhanh và thở nhanh, dồn dập bất cứ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Lượng mồ hôi tiết ra nhiều và khả năng chịu nóng kém.
  • U, sưng đau ở cổ hoặc lồi mắt.
  • Lo âu, bồn chồn, mệt mỏi hoặc khó ngủ.
  • Run rẩy và yếu cơ.
  • Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ.

Mỗi người sẽ có các triệu chứng của bệnh cường giáp khác nhau, song trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất. Do đó, để phát hiện bệnh kịp thời, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác nhất.

Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Trong số các trẻ em sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh Graves, có hoảng 1% số em bé sẽ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân xuất phát do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai từ mẹ sang bé nên sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Trong quá trình siêu âm, thường thấy nhịp tim thai cao (lớn hơn 160 nhịp/phút), có xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai nhi tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường, đây có thể chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Nếu phát hiện thai nhi bị cường giáp, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc (PTU hoặc MMI) để điều trị cho thai nhi. Sau khi sinh, để phát hiện cường giáp ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu.

Ảnh hưởng bệnh cường giáp với thai nhi
Ảnh hưởng bệnh cường giáp với thai nhi

Bệnh Basedow có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng thông thường, mẹ bầu còn có nguy cơ bị đẻ non hoặc tiền sản giật, bị suy tim và nhiễm độc giáp cấp. Đồng thời, bệnh này có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản, không ai biết trước được.

Trẻ có thể bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển. Tệ hơn là đẻ non, dị tật, thai chết lưu nếu bệnh cường giáp của mẹ không được kiểm soát.

Khi hormone kích thích tuyến giáp (TSI) tăng quá cao do bệnh Basedow (một bệnh được biết đến tự miễn dịch) kích thích cơ thể tự sinh, kháng thể kích thích tuyến giáp này truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến tuyến giáp của thai nhi gây nên bệnh cường giáp ở trẻ.

Cách phát hiện bệnh cường giáp khi mang thai

Bác sĩ sẽ tham khảo triệu chứng mẹ đang gặp và tiến hành xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra xem bệnh Graves có phải là nguyên nhân gây ra cường giáp hay không bệnh thông qua tìm kiếm các kháng thể trong máu.

Điều trị bệnh cường giáp cho phụ nữ mang thai

Cách điều trị bệnh cường giáp
Nên đến bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ
  • Cường giáp nhẹ (không có triệu chứng rõ ràng, nồng độ hormone tăng nhẹ) thường sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và chưa cần điều trị gì cho cả mẹ và bé sau sinh. Khi bệnh trở nên nặng, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp PTU và theo dõi chặt chẽ bằng cách xét nghiệm TSH (hóoc môn tuyến giáp) hàng tháng để tránh gây suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ.
  • Những phụ nữ không thể điều trị với thuốc kháng giáp trạng tổng hợp do dị ứng thuốc có thể được tư vấn lựa chọn hình thức phẫu thuật. Song, phẫu thuật cắt tuyến giáp cũng không phải là lựa chọn an toàn do một vài vấn đề như thuốc gây mê khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, gia đình cần trao đổi kĩ lưỡng với bác sĩ trước khi chọn phương pháp này để an toàn cho mẹ và thai nhi. 
  • Không sử dụng phương pháp điều trị I-ốt phóng xạ cho phụ nữ có thai bởi vì điều này có thể thông qua nhau thai tiêu triệt chức năng tuyến giáp của trẻ.
  • Bác sĩ cũng có thể kê cho phụ nữ mang thai một số loại thuốc như thuốc ức chế bêta để giảm triệu chứng đánh trống ngực và run do cường giáp, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp PTU (propylthiouracil), MMI (methimazole). Các loại thuốc này có thể dùng cả khi cho con bú vì có nồng độ thấp hơn sữa mẹ. Nên dùng với liều nhỏ, chỉ sử dụng khi cường giáp có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng giáp.
  • Cho dù dùng phương pháp nào, trong quá trình điều trị mẹ nên thường xuyên siêu âm để theo dõi . Điều này giúp phát hiện sớm nếu thai nhi có bướu cổ.

Những trường hợp khẩn cấp cần lưu ý

Kiểm tra thường xuyên khi mang thai
Kiểm tra thường xuyên khi mang thai

Với những biểu hiện sau mẹ bầu nên gặp bác sĩ

  • Bé di chuyển ít hơn bình thường,
  • Mẹ bầu bị sốt,
  • Hay cảm thấy hồi hộp, bồn chồn,
  • Bạn bị ớn lạnh, ho hoặc cảm thấy yếu và đau nhức,
  • Sử dụng hết thuốc tuyến giáp hoặc đã ngừng dùng thuốc.

Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bé đạp bạn liên tục hoặc không cử động,
  • Đau ngực đột ngột hoặc khó thở,
  • Nước ối vỡ và chảy máu âm đạo,
  • Tim đập rất nhanh,
  • Ngất hoặc co giật.

Bị bệnh cường giáp khi mang thai gây nguy hiểm đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh các bệnh về tuyến giáp. Nếu có dấu hiệu cường giáp, hãy sớm khám bác sĩ để bảo vệ an toàn cho con của bạn.

TuThuoc24h