Viêm loét dạ dày và những cách phòng tránh bạn không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm loét dạ dày và những cách phòng tránh bạn không nên bỏ qua

Chế độ ăn uống không được quan tâm, từ đó những căn bệnh về tiêu hóa bắt đầu xuất hiện và gia tăng, trong đó có viêm loét dày.

Với cuộc sống tất bật và vội vã như hiện nay, chế độ ăn uống đôi khi không được nhiều người chú trọng, chúng ta bắt đầu lạm dụng thực ăn nhanh,... chế độ ăn uống không được quan tâm, từ đó những căn bệnh về tiêu hóa bắt đầu xuất hiện và gia tăng, trong đó có viêm loét dày. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin cụ thể hơn về căn bệnh này.

Viêm loét dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân 

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày?

– Do ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

– Do thói quen ăn uống hàng ngày: vừa ăn vừa làm việc, ăn không đúng giờ giấc, ăn không đúng bữa

– Do thói quen thay đổi đồng hồ sinh học hàng ngày: đi làm về muộn ăn quá khuya, ăn nhanh sau đó không được nghỉ ngơi vào ban đêm

– Do ăn uống không hợp vệ sinh: ăn thức ăn không được sơ chế cẩn thận

– Do hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều: gây co thắt mạch máu, ăn mòn lớp nhầy làm giảm sự cung cấp huyết dịch cho niêm mạc dạ dày gây viêm, loét và xuất huyết dạ dày

– Do thường xuyên dùng kháng sinh và thuốc giảm đau: Bận rộn trong công việc nên nhiều người trẻ thường bị một số cơn đau kéo dài nhưng lại uống ngay thuốc trong lúc đối gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày?

– Cảm giác chán ăn, không muốn ăn gì, nhìn thức ăn cảm thấy ngán

– Bị đau bụng tại vùng trên rốn khi đang đói mà ăn vào hoặc khi ăn no cũng bị đau sau khoảng 2-3 tiếng. Cảm giác đau là đau âm ỉ, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, những cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến ngực, lưng

– Có cảm giác đầy bụng, ợ chua, ăn không tiêu: đây là cảm giác thường hay xuất hiện nhất của người bị bệnh viêm loét dạ dày thường xuất hiện vào buổi sang hoặc sau khi ăn 2-3 tiếng

– Có cảm giác bị nôn và buồn nôn: đó cảm giác muốn đẩy các chất chứa trong dạ dày ra nên có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được gây ra cảm giác khó chịu

Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày?

– Không để quá căng thẳng, mệt mỏi: căng thẳng mệt mỏi sẽ làm rối loạn chức năng tiêu hóa ảnh hưởng đến sự tiêu thụ thức ăn của dạ dày

– Có chế độ ăn uống hợp lý tránh không nên ăn uống không điều độ: ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn nhanh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi, uống sạch ăn sạch, không để bụng quá đói nhưng cũng tránh ăn quá no làm lượng dịch vị luôn trung hòa, giảm sự kích thích của dịch vị với chỗ loét

– Ăn nhiều chuối tiêu sẽ rất tốt để điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Ăn nhiều chuối tiêu sẽ rất tốt để điều trị bệnh viêm loét dạ dày

– Không ăn quá nhiều mỡ béo: bởi vì điều này làm khó tiêu hóa, dẫn đến thức ăn bị lưu trong dạ dày nhiều “bắt” dạ dày làm việc nhiều

– Không ăn đồ ăn quá lạnh, đồ ăn sống: đồ ăn này làm tổn thương trực tiếp đến chỗ loét, dễ xuất huyết dạ dày

– Không uống rượu và ăn đồ cay: bởi vì điều này làm tăng nồng độ dịch vị gây ra viêm loét dạ dày

Với những phương pháp đơn giản trên đây sẽ được mọi người tham khảo và áp dụng hiệu quả, giúp cho mọi người tránh được bệnh và có những ngày làm việc tràn đầy năng lượng và hiệu quả. Hơn hết, hãy nhớ rằng, chế độ ăn uống và chế độ làm việc hợp lí cần được thiết lập khoa học, có như vậy, vừa có thể tránh được bệnh viêm loét dạ dày, vừa có thể ngăn chặn được căn bệnh có liên quan.

TuThuoc24h.net