Thông tin cơ bản thuốc Tienam
Số đăng ký
VN-5550-01
Dạng bào chế
Bột pha dung dịch tiêm
Quy cách đóng gói
Hộp 1 Lọ
Điều kiện bảo quản
Bột pha tiêm nên được bảo quản ở nhiệt độ <25°C.
Trường hợp bảo quản tại nhà, cần có hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế (bác sĩ/ dược sĩ).
Tác dụng thuốc Tienam
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Tienam được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, trong đó:
- Nhiễm trùng hô hấp dưới;
- Nhiễm trùng ổ bụng;
- Nhiễm trùng cấu trúc da;
- Nhiễm trùng xương khớp;
- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn;
- Viêm nội tâm mạc.
Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng với imipenem hoặc cilastatin hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào trong thuốc.
Liều dùng và cách dùng
- NÊN xác định liều ở từng bệnh nhân trưởng thành cụ thể.
- Đối với bệnh nhân trưởng thành có thận hoạt động bình thường, liều khuyến nghị là: 500 mg mỗi 6 giờ HOẶC 1000 mg mỗi 8 giờ HOẶC 1000 mg mỗi 6 giờ. Tuy nhiên, đây là liều lượng tham khảo. Do đó, cần dùng chính xác theo yêu cầu của bác sĩ.
- Xem thông tin kê đơn đầy đủ cho các khuyến nghị về liều lượng với đối tượng bệnh nhi.
- Phải giảm liều cho bệnh nhân bị suy thận có độ thanh thải creatinin <90 mL/phút.
- Bệnh nhân bị suy thận có độ thanh thải creatinin <15 ml/phút KHÔNG NÊN sử dụng Tienam trừ khi bệnh nhân được chạy thận nhân tạo trong vòng 48 giờ.
- Đây là một kháng sinh đường tiêm nên khi pha chế và sử dụng phải được nhân viên y tế (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng) tham vấn.
Thận trọng
- Phản ứng quá mẫn (sốc phản vệ): Nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng, ngừng Tienam ngay lập tức.
- Nguy cơ co giật: động kinh và các phản ứng bất lợi khác lên thần kinh trung ương (nhầm lẫn).
- Nếu xuất hiện triệu chứng run khu trú hoặc cơn rung giật cơ, bệnh nhân cần được thực hiện các kiểm tra về thần kinh, đặt liệu pháp chống co giật nếu chưa được thực hiện đồng thời đánh giá lại liều lượng của Tienam để xác định có nên giảm hoặc ngừng thuốc.
- Tăng nguy cơ co giật do Tienam tương tác với acid valproic. Do đó, có thể giảm nồng độ acid valproic xuống dưới liều điều trị.
- Việc sử dụng Tienam có thể gây ra tiêu chảy (mức độ nhẹ) đến viêm đại tràng gây tử vong (nghiêm trọng).
Tương tác với các thuốc khác
Tienam (imipenem + cilastatin) xảy ra tương tác khi dùng chung với các thuốc được liệt kê dưới đây
- Ganciclovir;
- Probenecid;
- Acid valproic.
Tác dụng phụ
Các tác động có hại xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn đó là:
- Viêm tĩnh mạch, cứng tĩnh mạch;
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
- Đau vùng tiêm, nổi ban đỏ tại vị trí tiêm;
- Sốt, chóng mặt, buồn ngủ; phát ban, nổi mề đay, ngứa;
- Hạ huyết áp, co giật;
Các phản ứng có hại thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em ≥3 tháng tuổi:
- Viêm tĩnh mạch;
- Phát ban;
- Đau rát vùng tiêm;
- Viêm dạ dày ruột, nôn mửa;
- Nước tiểu đậm màu.
Các phản ứng có hại thường xảy ra ở đối tượng là trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi:
- Co giật, nhịp tim nhanh;
- Tiêu chảy;
- Nhiễm nấm miệng,
- Phát ban.
Quá liều và cách xử trí
Trường hợp sử dụng quá liều, ngừng ngay việc điều trị với Tienam. Ưu tiên điều trị triệu chứng (nhạy cảm thần kinh-cơ, xuất hiện các cơn co giật) và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân.
Khác
Lưu ý đối với đối tượng đặc biệt
Bệnh nhân suy thận: hiệu chỉnh liều là việc cần thiết phải thực hiện
Đối với bệnh nhân trưởng thành có độ thanh thải creatinin ≤30 ml/phút. Dù chạy thận nhân tạo hay không, nguy cơ co giật cao hơn so với những người không bị suy giảm chức năng thận.
Do đó, nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn sử dụng thuốc và theo dõi chức năng thận (độ thanh thải creatinin) ở nhóm bệnh nhân này thường xuyên.
Bạn có biết, suy thận là bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi. Điều quan trọng nhất là cần phát hiện và điều trị sớm, tránh dẫn đến suy thận mãn tính và phải chạy thận nhân tạo về sau.