Sulindac - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Sulindac

Thông tin cơ bản thuốc Sulindac

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Sulindac được dùng để giảm đau, sưng, cứng khớp do viêm xương khớp (viêm khớp gây ra bởi một sự cố của lớp niêm mạc của các khớp), viêm khớp dạng thấp (viêm khớp do sưng niêm mạc của các khớp), và viêm cột sống dính khớp (viêm khớp mà chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống). Sulindac cũng được sử dụng để điều trị đau ở vai do viêm bao hoạt dịch (viêm một túi chứa đầy dịch ở khớp vai) và viêm gân (viêm mô kết nối cơ với xương). Nó cũng được sử dụng để làm giảm viêm khớp gút.

Chống chỉ định

Không dùng sulindac nếu:

  • bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong sulindac
  • bạn đã có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban nặng, nổi mề đay, khó thở, chóng mặt) với các thuốc aspirin hoặc NSAID (ibuprofen, celecoxib)
  • gần đây bạn đã có hoặc sẽ giải phẫu tim bypass
  • bạn cũng đang dùng các thuốc NSAID khác (ibuprofen)
  • bạn đang ở trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Liều dùng và cách dùng

Sulindac được dùng bằng đường miệng và dùng cố định vào một thời gian trong ngày. Dùng sulindac theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sulindac giúp kiểm soát cơn đau viêm khớp nhưng không chữa được bệnh viêm khớp. Nếu bạn đang dùng sulindac để điều trị đau viêm khớp, có thể mất 1 tuần hoặc lâu hơn để thấy tác dụng đầy đủ của sulindac.

Thận trọng

Một số điều kiện y tế có thể tương tác với sulindac. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ điều kiện y tế nào, đặc biệt là nếu bạn đang ở trong các điều kiện y tế sau:

  • bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú
  • bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo đơn hoặc không theo đơn thuốc, thuốc thảo dược, hoặc chế độ ăn uống đặc biệt
  • bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
  • bạn có tiền sử bệnh thận hoặc bệnh gan, tiểu đường, dạ dày hoặc các vấn đề về ruột (chảy máu, thủng, loét), hay viêm tuyến tụy
  • bạn có tiền sử bị sưng hoặc tích nước, sỏi thận, hen suyễn, polyp mũi hoặc viêm miệng
  • bạn bị cao huyết áp, rối loạn máu, chảy máu hoặc các vấn đề đông máu, bệnh tim (suy tim), lupus, bệnh mô liên kết khác, hoặc bệnh mạch máu, hoặc nếu bạn có nguy cơ mắc các bệnh trên
  • bạn có sức khỏe kém, mất nước hoặc nồng độ natri trong máu thấp, bạn uống rượu hoặc có tiền sử lạm dụng rượu

Tương tác với các thuốc khác

Một số thuốc có thể tương tác với sulindac. Hãy cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là các thuốc sau:

  • Bisphosphonates (alendronate, risedronate) vì nguy cơ các vấn dề về dạ dày hoặc ruột có thể tăng lên. Liên lạc bác sĩ của bạn nếu bạn bị chứng ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn, hoặc cảm giác đầy bụng
  • Thuốc chống đông máu (warfarin), aspirin, corticosteroid (prednisone), heparin, các NSAID khác (ibuprofen), hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) (fluoxetine) bởi vì các nguy cơ chảy máu dạ dày có thể tăng lên
  • Probenecid bởi vì nó có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của sulindac
  • Diflunisal hoặc dimethyl sulfoxide (DMSO) vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của sulindac
  • Cyclosporine, lithium, methotrexate, quinolone (ciprofloxacin), hoặc sulfonylurea (glipizide) vì nguy cơ tác dụng phụ của chúng có thể tăng lên do sulindac
  • Enzyme ức chế chuyển đổi angiotensin (ACE) (enalapril), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ví dụ, losartan), hoặc thuốc lợi tiểu (furosemide, hydrochlorothiazide) vì hiệu quả của chúng có thể bị giảm bởi sulindac

Sulindac có thể tương tác với các thuốc khác, hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Tác dụng phụ

Sulindac có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, ù tai. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: tăng cân không roc nguyên nhân, sốt, ho, ra mồ hôi, đau cơ, đau khớp, tức ngực, phát ban, ngứa, nổi mề đay, sưng mắt - môi- lưỡi- cổ họng- cánh tay- bàn tay...., khó thở, khàn tiếng, da nhợt nhạt, tim đập nhanh, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, đau dạ dày, ăn không ngon, đau lưng, đi tiểu khó...

Quá liều và cách xử trí

Gọi cấp cứu ngay khi thấy dấu hiệu của quá liều. Các dấu hiệu quá liều có thể bao gồm: mất ý thức, ngất xỉu, chóng mặt, mờ mắt, đau dạ dày, giảm tểu tiện.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Tiếp tục chế độ ăn uống bình thường trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.