Pramlintide (thuốc tiêm) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Pramlintide (thuốc tiêm)

Thông tin cơ bản thuốc Pramlintide (thuốc tiêm)

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong lọ sẵn có, đậy kín, để ngoài tầm với của trẻ em. Giữ lọ chưa mở pramlintide trong ngăn mát tủ lạnh. Vứt bỏ lọ thuốc đã bị đông lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt. Có thể bảo quản các lọ đã mở trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng và phải sử dụng chúng trong vòng 28 ngày. Vứt bỏ lọ đã mở sau 28 ngày.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở những bệnh nhân có phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với pramlintide hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân hạ đường huyết, liệt dạ dày.

Liều dùng và cách dùng

Liều pramlintide khác nhau tùy vào bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2. Chỉ sử dụng pramlintide cho những bệnh nhân có thể hiểu và điều chỉnh lượng insulin, giám sát mức glucose trong máu thườn xuyên. Khi dùng pramlintide, cần giảm 1/2 liều insulin để tránh nguy cơ hạ đường huyết mạnh. Để giảm nguy cơ buồn nôn, chờ ít nhất 3 ngày trước khi tăng liều pramlintide.

Bệnh nhân tiểu đường loại 2: giảm 1/2 liều insulin, sau đó dùng pramlintide với liều 60mcg tiêm dưới da, tiêm ngay trước mỗi bữa ăn chính.

Tăng liều pramlintide lên 60-120mcg trước mỗi bữa ăn chính khi hiện tượng buồn nôn không xảy ra ít nhất trong 3 ngày. Nếu khi tăng liều xảy ra buồn nôn nghiêm trọng, liều nên được giảm đến 60mcg.

Bệnh nhân tiểu đường loại 1: giảm 1/2 liều insulin, sau đó dùng pramlintidevới liều15mcg tiêm dưới da, tiêm ngay trước mỗi bữa ăn chính.

Tăng liều pramlintide đến 30, 45 hoặc 60mcg khi hiện tượng buồn nôn không xảy ra ít nhất trong 3 ngày.

Nếu khi tăng liều xảy ra buồn nôn nghiêm trọng, liều nên được giảm đến 30mcg. Nếu không dung nạp được liều 30mcg, nên xem xét ngừng điều trị với pramlintide.

Thận trọng

Trước khi sử dụng pramlintide, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với pramlintide, metacresol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có liệt dạ dày hoặc đang được điều trị lọc máu. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang sử dụng pramlintide.

Tương tác với các thuốc khác

  • Insulin: Cần giảm liều insulin khi dùng kết hợp với pramlintide.
  • Thuốc uống: Pramlintide có thể trì hoãn sự hấp thu của các thuốc dùng đường uống, các thuốc này phải được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi tiêm pramlintide.
  • Các thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Do ảnh hưởng của pramlintide đối với dạ dày, không dùng thuốc làm thay đổi nhu động đường tiêu hóa (ví dụ, các tác nhân kháng cholinergic như atropine) hoặc các thuốc làm chậm sự hấp thu đường ruột của các chất dinh dưỡng (ví dụ, các thuốc ức chế alpha-glucosidase) khi đang dùng pramlintide.
  • Thuốc ảnh hưởng đến mức Glucose: Các loại thuốc có thể làm tăng tính nhạy cảm với hạ đường huyết khi dùng chung với pramlintide bao gồm: các thuốc chống đái tháo dùng đường miệng, các chất ức chế men chuyển angiotensin (các chất ức chế ACE), disopyramide, fibrate, fluoxetin, thuốc ức chế monoamine oxidase, pentoxifylline, propoxyphene, salicylat, các chất tương tự somatostatin và kháng sinh sulfonamide.

Tác dụng phụ

Mẩn đỏ, sưng tấy, bầm tím hoặc ngứa ở vị trí tiêm, ăn mất ngon, đau bụng, khó tiêu, đau dạ dày, mệt mỏi quá mức, hoa mắt, ho, viêm họng, đau khớp. Pramlintide có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong khi sử dụng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: đau dạ dày, nôn, tiêu chảy, hoa mắt, nóng bừng. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều thông thường trước bữa ăn chính. Không sử dụng liều gấp đôi để bù cho liều bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Thực hiện theo chế độ ăn được bác sĩ đưa ra một cách cẩn thận.