Potassium - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Potassium

Tra cứu thông tin về thuốc Potassium trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Potassium

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận tràng.

Chống chỉ định

Tuyệt đối: Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm a-xít chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu).

Tương đối: Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).

Liều dùng và cách dùng

Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/ l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali. Liều hàng ngày được chia làm 2-3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.

Thận trọng

Trước khi dùng potassium, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với kali hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có suy tim, suy thận, suy tuyến thượng thận, bệnh Addison. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng kali. Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị. Thận trọng khi sử dụng cho người già.

Tương tác với các thuốc khác

Chống chỉ định phối hợp: Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp) vì nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.

Không nên phối hợp: Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển vì nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.

Tác dụng phụ

  • Đau dạ dày, nôn, tiêu chảy, rối loạn tâm thần, thờ ơ, ngứa ran, đau nhói, cảm giác bị co kéo cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân, nặng hoặc yếu chân, da lạnh, xanh xao, đau bụng, phồng dạ dày, phân có màu đen. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Thuốc có thể gây độc cho thận.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Nếu đang sử dụng muối thay thế, hãy nói với bác sĩ của bạn. Nhiều muối thay thế chứa kali. Bác sĩ sẽ xem xét để xác định liều lượng kali cần bổ sung. Bác sĩ có thể tư vấn sử dụng muối kali thay thế và ăn các loại thực phẩm giàu kali (ví dụ, chuối, mận khô, nho khô và sữa).