Phaanedol cảm cúm - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Phaanedol cảm cúm

Tra cứu thông tin về thuốc Phaanedol cảm cúm trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Phaanedol cảm cúm

Số đăng ký

VD-14082-11

Nhà sản xuất

Chi nhánh công ty TNHH sản xuất - kinh doanh dược phẩm Đam San

Dạng bào chế

Hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim. Chai 500 viên nén dài bao phim

Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim. Chai 500 viên nén dài bao phim

Thành phần

Paracetamol 500mg; Phenylephrin hydroclorid 5mg; Cafein 25mg

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Cảm cúm làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm như: sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang do cảm cúm hoặc dị ứng với thời tiết

Chống chỉ định

– Mẫn cảm với thành phần thuốc.
– Người bệnh nhiều lần thiếu máu.
– Bệnh tim, bệnh phổi, thận hoặc gan.
– Thiếu enzym G-6-P-D.
– Cao huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối mạch vành.
– Người có tiền sử tai biến mạch máu não, cường giáp, tiểu đường.
– Đang dùng IMAO hay đã dùng IMAO trong khoảng thời gian 3 tuần trước.
– Người bệnh đang cơn hen cấp.
– Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
– Glocom góc hẹp.
– Người đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
– Trẻ em dưới 15 tuổi.

Liều dùng và cách dùng

- Người lớn: 1-2 viên/lần, ngày 2-3 lần.

- Trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2-3 lần.

Thận trọng

– Phenylephrin có thể gây phản ứng dương tính trong thử nghiệm doping.
– Không được uống rượu trong thời gian điều trị.
– Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
– Thận trọng đối với người cao tuổi vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc.
- Không dùng chung với các thuốc khác có chứa Acetaminophen.
- Độc tính khi dùng quá liều sẽ lớn hơn đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu nhưng chưa bị sơ.
- Cẩn thận trong khi dùng cho người suy giảm chức năng gan hoặc thận.
- Lưu ý khi sử dụng chung với các chất ức chế thụ thể beta-adrenergic.

Tương tác với các thuốc khác

Paracetamol:
– Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng.
– Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
– Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
– Thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin): gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan có thể làm tăng tính độc hại của Paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
– Dùng đồng thời Isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.

Phenylephrin:
– Không nên phối hợp với Bromocriptin vì có nguy cơ gây co mạch hoặc cơn cao huyết áp.
– Không nên phối hợp với Guanethidin: vì Guanethidin làm tăng tác dụng cao huyết áp của phenylephrin, làm giãn đồng tử đáng kể và kéo dài.

Tác dụng phụ

- Tỉnh thoảng có thể gặp như: ngứa da và một số phản ứng dị ứng nhẹ, lo âu, hồi hộp, đau thắt ngực, mất ngủ, kích thích nhẹ