Pediasolvan-15mg/5ml - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Pediasolvan-15mg/5ml

Tra cứu thông tin về thuốc Pediasolvan trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Pediasolvan-15mg/5ml

Số đăng ký

VNB-0924-03

Dạng bào chế

Si rô thuốc

Quy cách đóng gói

Hộp 1chai 15ml, hộp 1chai 30ml, hộp 1chai 60ml sirô thuốc

Thành phần

Ambroxol

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén 30 mg;
  • Dung dịch uống, lọ 50 ml: 30 mg/5 ml;
  • Thuốc tiêm: 15 mg/2 ml;
  • Khí dung: 15 mg/2 ml

Điều kiện bảo quản

Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ phòng

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Thuốc tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:

  • Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
  • Các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi

Chống chỉ định

  • Người bệnh đã biết quá mẫn với ambroxol.
  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển

Liều dùng và cách dùng

Liều lượng và cách dùng:

  • Uống: uống với nước sau khi ăn.
    • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 30 mg/lần, 3 lần/ngày. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài.
    • Trẻ em 5 - 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 3 lần. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài 
  • Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
    • Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.
    • Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần.
  • Khí dung:
    • Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 15 mg/lần, ngày 1 - 2 lần.
    • Trẻ em 5 - 10 tuổi: 7,5 mg/lần, ngày 2 - 3 lần

Thận trọng

Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại

Tương tác với các thuốc khác

Dùng ambroxol với kháng sinh (amoxycilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR):

  • Thường gặp, ADR > 1/100Tiêu hóa: Tai biến nhẹ, chủ yếu sau khi tiêm như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Dị ứng, chủ yếu phát ban.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000: Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng điều trị nếu cần thiết

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng như bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Thực nghiệm trên lâm sàng cho kết quả tác dụng thay đổi. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong viêm phế quản.

Các tài liệu mới đây cho thấy, thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình, nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nặng. Khí dung ambroxol cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh ứ protein phế nang, mà không chịu rửa phế quản.

Ambroxol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn với liều điều trị. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0,5 - 3 giờ sau khi dùng thuốc.

Thuốc liên kết với protein huyết tương xấp xỉ 90%.

Ambroxol khuếch tán nhanh từ máu đến mô với nồng độ thuốc cao nhất trong phổi. Nửa đời trong huyết tương từ 7 - 12 giờ.

Khoảng 30% liều uống được thải qua vòng hấp thu đầu tiên. Ambroxol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Tổng lượng bài tiết qua thận xấp xỉ 90%

Quá liều và cách xử trí

Chưa có triệu chứng quá liều trên người. Nếu xảy ra, cần điều trị triệu chứng