Liotrix - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Liotrix

Thông tin cơ bản thuốc Liotrix

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Liotrix được sử dụng để điều trị suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp). Các triệu chứng của suy giáp bao gồm thiếu năng lượng, trầm cảm, táo bón, tăng cân, rụng tóc, da khô, tóc khô, chuột rút cơ bắp, giảm sự tập trung, đau nhức, sưng chân, và tăng nhạy cảm với lạnh. Liotrix cũng được sử dụng để điều trị bệnh bướu cổ (tuyến giáp mở rộng). Loại thuốc này cũng được sử dụng để kiểm tra cường giáp ( tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp).

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở những bệnh nhân được chẩn đoán nhưng vẫn chưa được điều trị bệnh suy thượng thận vỏ não, tăng năng tuyến giáp và quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Liotrix có dạng viên nén, thường được dùng một lần một ngày trước bữa ăn sáng.

Hãy uống liotrix vào cùng khoảng thời gian mỗi ngày. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để giải thích bất cứ phần nào bạn không hiểu.

Thận trọng

  • Trước khi dùng Liotrix, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết:
    • Nếu bạn bị dị ứng với liothyronine, levothyroxin, hormone tuyến giáp, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong liotrix.
    • Các dược phẩm bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm bổ sung và các sản phẩm thảo dược.
    • Bệnh sử của bạn nếu bạn từng có bệnh tiểu đường; loãng xương; xơ vữa động mạch; bệnh tim mạch như huyết áp cao, cholesterol và chất béo trong máu cao, đau thắt ngực, loạn nhịp tim, hoặc nhồi máu cơ tim; bệnh kém hấp thu, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên kém hoạt động; bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, thuốc này có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nên hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của đường trong máu cao, chẳng hạn như tăng sự khát nước và đi tiểu.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc này ở người lớn tuổi bởi vì họ có thể nhạy cảm hơn với những tác động gây đau tim của thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

  • Liotrix có thể tương tác với:androgen như danazol hay testosterone; thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin); thuốc chống trầm cảm; carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Tegretol); thuốc điều trị tiểu đường; digoxin (Lanoxin); estrogen (liệu pháp thay thế hormone); insulin; thuốc tránh thai có chứa estrogen; steroid đường uống như dexamethasone (Decadron, Dexone, Dexpak); methylprednisolone (Medrol) và prednisone (Deltasone); phenobarbital (Luminal, Solfoton); phenytoin (Dilantin, Phenytek); potassium iodide (chứa trong Elixophyllin-Kl, Pediacof, KIE); rifabutin (Mycobutin); rifampin (Rifadin, Rimactane, trong Rifamate); thuốc giảm đau salicylate như aspirin và các sản phẩm thuốc có chứa aspirin, choline magiê trisalicylate, salicylate choline (Arthropan), diflunisal (Dolobid), magiê salicylat, salsalate (Argesic, Disalcid, Salgesic); dung dịch iod mạnh.
  • Nếu bạn dùng cholestyramine (Questran) hoặc colestipol (Colestid), thuốc kháng axít, thuốc có chứa sắt hoặc các chất bổ sung dinh dưỡng, simethicone, hoặc sucralfate (CARAFATE), uống ít nhất 4 giờ trước hoặc sau khi dùng Liotrix.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: mệt mỏi; lắc tay không thể kiểm soát; đau đầu; mất ngủ; lo ngại; trầm cảm; đau cơ hoặc đau khớp; tăng cân; buồn nôn; da khô hoặc ngứa; rụng tóc tạm thời, đặc biệt là ở trẻ em trong những tháng đầu điều trị

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức: đau ngực (đau thắt ngực); nhịp tim nhanh hoặc không đều; đổ mồ hôi quá nhiều; nhạy cảm với nhiệt; căng thẳng.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, bạn có thể ăn uống bình thường.