Thông tin cơ bản thuốc Ethionamid
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén 250 mg ethionamid.
Điều kiện bảo quản
Bảo quản viên nén ethionamid ở khoảng 25oC, trong lọ đậy kín.
Tác dụng thuốc Ethionamid
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
- Ðiều trị bệnh lao: Ethionamid được coi là thuốc lao loại hai, phối hợp với những thuốc điều trị lao loại hai khác (PAS, ciprofloxacin hoặc ofloxacin, cycloserin, capreomycin, amikacin hoặc kanamycin), trong điều trị bệnh lao, gồm cả lao màng não, sau thất bại với những thuốc thiết yếu (streptomycin, isoniazid, rifam- picin, pyrazinamid và ethambutol), hoặc khi không thể dùng các thuốc này do độc hại hoặc do trực khuẩn lao kháng thuốc.
- Ðiều trị bệnh phong: Ethionamid được dùng làm thuốc thay thế clofazimin, kết hợp với những thuốc điều trị phong khác.
Chống chỉ định
Suy gan nặng; quá mẫn với ethionamid.
Liều dùng và cách dùng
Bệnh lao:
Liều cho người lớn: Uống 250 mg, cứ 8 đến 12 giờ một lần (tối đa 1 g/ngày).
Liều cho trẻ em. Trẻ em dung nạp ethionamid tốt hơn người lớn nhiều với liều thường dùng cho trẻ em là 15 - 20 mg/kg/ngày. Liều tối đa là 500 mg/ngày.
Ethionamid chỉ được dùng bằng đường miệng. Tốt nhất là uống ngay sau 2 bữa ăn và chia thành những liều nhỏ để giảm thiểu sự kích thích dạ dày - ruột. Do kháng thuốc của trực khuẩn có thể phát triển nhanh nếu chỉ dùng ethionamid đơn độc để điều trị lao, nên chỉ dùng nó phối hợp ít nhất với 3 loại thuốc chống lao khác.
Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới đã có khuyến cáo đường lối điều trị lao kháng thuốc như sau:
Trong những điều kiện được triển khai trong chương trình chống lao quốc gia, ngay cả tại những cơ sở chuyên khoa với những phòng xét nghiệm đáng tin cậy cũng không thể có ngay được các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ: Thông thường phải sau 2 đến 4 tháng. Ðôi khi vẫn không có thể có được các kết quả vì nhiều lý do, những nuôi cấy ban đầu đều âm tính hoặc bị bội nhiễm, những khiếm khuyết về hậu cần (thuyên chuyển các bệnh phẩm, thiếu tạm thời các thuốc thử...). Trong thực tế, cần phải xét đến 2 tình huống tùy theo có thể hoặc không có thể có được các kết quả.
Tình huống A: Không có các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ trước khi bắt đầu điều trị mới.
Trước khi có thể nhận được các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ cần phải bắt đầu một hóa trị liệu mới.
Trong tình huống này, và sau khi đã dùng công thức tái trị chuẩn được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo 2RHSZE/1RHZE/5R3H3Z3 (xem mục pyrazinamid) mà vẫn thất bại thì phải dùng một công thức điều trị bao gồm:
ít nhất 3 loại thuốc chưa bao giờ được sử dụng: Kanamycin, ethionamid, ofloxacin và pyrazinamid.
Sau khi âm hóa vi khuẩn (thường phải sau 3 - 4 tháng) và nếu không thể có được các kết quả xét nghiệm ban đầu về kháng sinh đồ thì phải dùng tiếp 2 loại thuốc dễ dung nạp nhất và cũng thường có công hiệu nhất trong giai đoạn điều trị duy trì 18 tháng: Ethionamid và ofloxacin, theo phác đồ sau:
* Kanamycin hoặc amikacin hoặc capreomycin.
** Có thể giảm liều hàng ngày từ 800 mg xuống 400 mg nếu ít dung nạp thuốc.
Dùng cycloserin nếu không có ofloxacin.
Tình huống B: Có được các kết quả kháng sinh đồ, hoặc trước khi tiến hành một trị liệu mới, hoặc đang ở giai đoạn điều trị ban đầu của tình huống A. Có nhiều công thức điều trị có thể được thiết lập tùy theo các kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ.
ở Việt nam, trong điều kiện của Chương trình chống lao quốc gia, hiện nay các công thức điều trị lao kháng thuốc chưa được áp dụng rộng khắp toàn quốc.
Thận trọng
Vì có khả năng gây độc hại gan, cần xác định nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT) trong huyết thanh trước và cứ 2 - 4 tuần một lần trong khi điều trị với ethio- namid. Người bệnh đái tháo đường cần được theo dõi cẩn thận vì việc điều trị đái tháo đường có thể khó khăn hơn và nguy cơ độc hại gan có thể xảy ra nhiều hơn.
Tương tác với các thuốc khác
Cycloserin và isoniazid: Dùng đồng thời với ethio- namid có thể làm tăng tỷ lệ ADR về hệ thần kinh trung ương, do đó phải dùng ethionamid thận trọng ở người đang dùng cycloserin hoặc isoniazid.
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa là ADR thường gặp nhất của ethio- namid và có vẻ có liên quan với liều dùng. Những ADR thường gặp khác là về thần kinh và gan.
Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, cảm thấy vị kim loại, ỉa chảy.
Tim mạch: Hạ huyết áp tư thế.
Hệ thần kinh trung ương: Rối loạn tâm thần, ngủ lơ mơ.
Gan: Viêm gan, vàng da.
Thần kinh - cơ và xương: Yếu ớt.
ÍT gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhức đầu.
Da: Rụng tóc.
Nội tiết và chuyển hóa: Giảm đường huyết, to vú đàn ông.
Tiêu hóa: Ðau bụng.
Mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, nhìn mờ.
Mũi: Rối loạn khứu giác.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Thần kinh trung ương: Viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm, động kinh, run.
Da: Ban, nhạy cảm với ánh sáng.
Nội tiết và chuyển hóa: Giảm năng tuyến giáp hoặc bướu giáp.
Tiêu hóa: Viêm miệng.
Huyết học: Giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.
Dược động học/Dược lực
Dược động học
- Khoảng 80% liều uống ethionamid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Uống liều 1g ethionamid có nồng độ đỉnh trong huyết tương là 20 microgam/ml sau 3 giờ; nồng độ còn 3 microgam/ml sau 9 giờ và còn dưới 1 microgam/ml sau 24 giờ. Ethionamid được phân bố nhanh và rộng trong mô và dịch cơ thể; nồng độ trong huyết tương và các cơ quan gần bằng nhau; 10% của thuốc gắn với protein huyết tương. Nồng độ ethionamid trong dịch não tủy bằng nồng độ thuốc cùng thời điểm trong huyết tương ở người có màng não bình thường hoặc bị viêm.
- Nửa đời huyết tương là khoảng 2 đến 3 giờ. Ethio- namid được chuyển hóa phần lớn thành chất chuyển hóa có và không có hoạt tính tại gan. Chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu là sulfoxyd, có thể chuyển trở lại thành ethionamid trong cơ thể. Trong vòng 24 giờ, 1 - 5% của liều uống được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng thuốc và chất chuyển hóa có hoạt tính, phần còn lại được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính.
Dược lực
- Ethionamid là một thuốc loại hai trong điều trị bệnh lao, bao giờ cũng phải dùng đồng thời với các thuốc trị lao khác. Chỉ dùng ethionamid khi các thuốc trị lao thiết yếu bị kháng hoặc bị chống chỉ định.
- Giống như hydrazid isonicotinic (INH), ethionamid là một dẫn xuất của acid isonicotinic. Cơ chế tác dụng chính xác của nó đối với các Mycobacterium đến nay vẫn chưa được biết nhưng có vẻ giống như isoniazid (INH). Cả hai thuốc này đều có tác dụng ức chế sự tổng hợp acid mycolic ở các Mycobacterium. Các acid mycolic là những acid duy nhất của các Myco- bacterium và là một thành phần cấu tạo chủ yếu của vách. In vitro, INH và ethionamid đều làm cho M. tuberculosis mất đi phản ứng nhuộm kháng toan, một sự thay đổi thường liên quan tới lớp vỏ bọc của trực khuẩn. Người ta cho rằng ethionamid tác động lên lớp vỏ ngoài cùng của trực khuẩn và như vậy bao gồm cả sự mất acid mycotic; tác động này giống như tác động của INH.
- In vitro, ethionamid có tác dụng diệt trực khuẩn lao. Khi chủng H37Rv của trực khuẩn lao được ủ trong môi trường polysorbat - albumin có chứa ethionamid trong 18 ngày thì không có trực khuẩn mọc từ ống chứa 25 microgam/ml khi nuôi cấy trên môi trường bột khoai tây - lòng đỏ trứng. Thử nghiệm vi sinh học ethiona-mid huyết thanh cho thấy chủng H37Rv của trực khuẩn lao nhạy cảm với ethionamid ở nồng độ 0,3 micro-gam/ml.
- Mặt khác, ethionamid là thuốc kháng sinh diệt khuẩn lao thuộc nhóm thionamid. Các kháng sinh nhóm này có cấu trúc hóa học giống như thioacetazon nên có kháng thuốc chéo không đồng đều với các thuốc này, các trực khuẩn kháng với thioacetazon thường vẫn nhạy cảm với các thionamid nhưng ngược lại các trực khuẩn kháng với thionamid thường cũng kháng với thioacetazon (trên 70% các trường hợp).
Quá liều và cách xử trí
Triệu chứng quá liều gồm bệnh thần kinh ngoại biên, chán ăn và đau khớp. Sau khi loại bỏ thuốc khỏi đường tiêu hóa, tiến hành điều trị hỗ trợ. Có thể dùng pyridoxin để dự phòng bệnh thần kinh ngoại biên.
Khác
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Có thể làm giảm ADR về tiêu hóa bằng cách giảm liều hoặc thay đổi thời gian dùng thuốc. Ðiều trị buồn nôn và nôn với thuốc chống nôn. Khi có ADR nặng về tiêu hóa, cần phải ngừng ethionamid.
Có thể dự phòng hoặc làm giảm ADR về thần kinh và viêm dây thần kinh ngoại biên bằng cách dùng đồng thời pyridoxin hydroclorid. Tác dụng độc hại gan thường phục hồi khi ngừng thuốc.