Doristat - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Doristat

Thông tin cơ bản thuốc Doristat

Số đăng ký

VD-12583-10

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

Dạng bào chế

viên nang

Quy cách đóng gói

hộp 4 vỉ x 21 viên nang

Thành phần

Orlistat

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Kiểm soát béo phì, bao gồm giảm cân và duy trì cân nặng, khi dùng phối hợp với chế độ ăn ít calori; làm giảm nguy cơ tăng cân trở lại. Giảm cân ở người thừa cân từ 18 tuổi trở lên kết hợp với chế độ ăn ít calori và ít chất béo.

Chống chỉ định

Bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu mạn tính, bệnh nhân quá mẫn với orlistat hay các thành phần khác trong nang thuốc, bệnh nhân chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ (bulimia), phụ nữ có thai.

Liều dùng và cách dùng

  • Theo đơn: người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 120mg x 3 lần / ngày, cùng với các bữa ăn chính hoặc trong khoảng 1 giờ sau khi ăn. Nếu bỏ bữa hay bữa ăn không có chất béo, có thể bỏ qua không dùng thuốc. Lợi ích điều trị của Orlistat (kể cả chế ngự cân nặng và cải thiện các yếu tố nguy cơ) vẫn tiếp tục khi điều trị lâu dài. Bệnh nhân nên theo một chế độ ăn nhẹ, chứa khoảng 30% calori từ chất béo. Thức ăn nên có nhiều trái cây và rau. Tác động của Orlistat được thấy sau 24-48 giờ dùng thuốc. Sau khi ngưng điều trị, chất béo trong phân thường trở lại mức trước khi điều trị trong 48-72 giờ.
  • Không theo đơn: Uống 60mg cùng mỗi bữa ăn chứa mỡ (tối đa 3 lần / ngày).

Thận trọng

Trước khi dùng orlistat, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với orlistat hay bất kỳ loại thuốc nào khác, các thuốc đang sử dụng, đặc biệt là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như cyclosporin (Neoral, Sandimmune). Nói cho bác sĩ biết nếu bạn có hoặc đã từng có rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ, tiểu đường, sỏi thận, viêm tụy (viêm hoặc sưng tuyến tụy), viêm túi mật hoặc bệnh tuyến giáp. Orlistat làm tăng tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khi chế độ ăn nhiều chất béo (hơn 30% tổng số calori mỗi ngày từ dầu mỡ), cần giảm lượng calori khi dùng Orlistat.

  • Trẻ em: Chưa xác định được hiệu quả và tính an toàn ở trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thận trọng khi dùng orlistat cho những bệnh nhân có tiền sử tăng oxalat niệu (hyperoxaluria) hoặc sỏi thận do canxi oxalat do nguy cơ tăng bài tiết oxalat niệu sau khi dùng orlistat.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Giảm cân do orlistat có thể đi kèm cải thiện về chuyển hoá ở bệnh nhân đái tháo đường, cần điều chỉnh giảm liều lượng thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin.

Tương tác với các thuốc khác

  • Amiodarone, beta-carotene: Nồng độ của các thuốc này trong huyết tương có thể bị giảm nhẹ bởi orlistat.
  • Cyclosporine: Nồng độ Cyclosporine trong huyết tương giảm khi dùng đồng thời với orlistat. Cần dùng cyclosporine ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi uống orlistat.
  • Vitamin tan trong dầu: Giảm hấp thu 30% beta-carotene khi dùng chung với orlistat. Orlistat ức chế hấp thu vitamin E acetate khoảng 60%. Tác dụng của orlistat trên hấp thu của vitamin D, vitamin A, và vitamin K từ thực phẩm chưa được biết.
  • Pravastatin: Trong 24 người cân nặng trung bình, những người có tăng cholesterol máu nhẹ được cho dùng orlistat 120mg x 3 lần / ngày trong 10 ngày, tác dụng hạ lipid máu của pravastatin được tăng cường. Tăng nhẹ (khoảng 30%) nồng độ pravastatin trong huyết tương khi dùng chung với orlistat.
  • Warfarin: Do hấp thu vitamin K - vitamin làm tăng tác dụng của thuốc loãng máu Warfarin - có thể giảm khi dùng chung với orlistat, cần theo dõi sát các thông số đông máu ở những bệnh nhân đang dùng liều warfarin ổn định và lâu dài.
  • Levothyroxin: Suy giáp đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị đồng thời orlistat và levothyroxine. Bệnh nhân cần được theo dõi những thay đổi trong chức năng tuyến giáp. Liều dùng levothyroxine và orlistat nên cách nhau ít nhất 4 giờ.
  • Thuốc chống động kinh: Co giật đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị đồng thời orlistat và thuốc chống động kinh. Bệnh nhân cần được theo dõi những thay đổi có thể có trong tần số và / hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật.

Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ thường gặp nhất của orlistat là thay đổi nhu động ruột (BM). Các tác dụng phụ khác bao gồm: có đốm dầu trên đồ lót hoặc trên quần áo, cơ ruột co bóp mạnh, phân lỏng, phân nhờn hoặc mỡ, tăng số lần đi tiêu, khó kiểm soát nhu động ruột, đau hoặc khó chịu ở vùng trực tràng, đau bụng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu, lo lắng, nổi mề đay, phát ban, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt, đau dạ dày nghiêm trọng hoặc liên tục, mệt mỏi quá mức hoặc yếu ớt, buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, đau ở phần trên bên phải của dạ dày, vàng da hoặc mắt, nước tiểu có màu sẫm, phân có màu nhạt. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Thuốc có thể gây tổn thương gan (hoại tử tế bào gan, suy gan cấp), thậm chí dẫn đến tử vong, tăng oxalat niệu, tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, gây rối loạn tiêu hóa.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra liều cách bữa ăn chính hơn 1 giờ đồng hồ thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Thực hiện chế độ ăn uống do bác sĩ chỉ định. Nên chia đều lượng chất béo, carbohydrate và protein cho ba bữa chính. Nên tránh các loại thực phẩm có nhiều hơn 30% chất béo. Ăn nhiều loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Dùng các sản phẩm sữa không hoặc ít béo. Dùng dầu thực vật khi nấu ăn. Dùng vitamin tổng hợp có chứa vitamin A, D, E, K và beta-carotene, uống mỗi ngày một lần, 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi uống orlistat, hoặc uống trước khi đi ngủ (áp dụng với một số loại nhất định).