Dicaltrol - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Dicaltrol

Tra cứu thông tin về thuốc Dicaltrol trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Dicaltrol

Số đăng ký

VN-9632-10

Dạng bào chế

Viên nang mềm

Quy cách đóng gói

Hộp 5 vỉ x 10 viên

Thành phần

Calcitriol

Dạng thuốc và hàm lượng

Hàm lượng : 0,25mcg

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Loãng xương sau mãn kinh.
  • Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân bị suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp giả.
  • Còi xương đáp ứng với vitamin D.
  • Còi xương kháng với vitamin D, kèm theo giảm phosphate máu.

Chống chỉ định

Chống chỉ định Calcitriol (hoặc tất cả các thuốc cùng nhóm) ở bệnh nhân bị tăng canxi huyết, ngộ độc vitamin D, có tiền sử quá mẫn với Calcitriol hoặc bất kỳ thành phần bất hoạt nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Phải xác định cẩn thận liều tối ưu hàng ngày của Calcitriol cho từng bệnh nhân theo canxi huyết. Việc điều trị bằng Calcitriol phải luôn bắt đầu ở liều khuyến cáo thấp nhất có thể được và chỉ tăng khi có sự kiểm soát chặt chẽ canxi huyết. Ngay khi đã tìm được liều tối ưu của Calcitriol, phải kiểm tra canxi huyết mỗi tháng. Khi lấy máu để định lượng canxi phải được thực hiện không có dây thắt garrot. Ngay khi nồng độ canxi trong huyết thanh vượt quá 1mg/ 100ml (hay 0,25mmol/ l) giá trị bình thường (9-11mg/ 100 ml, hay 2,25 - 2,75mmol/ l), cần phải giảm liều hoặc tạm ngừng dùng Calcitriol cho đến khi canxi huyết trở về bình thường. Trong thời gian bệnh nhân bị tăng canxi huyết, phải kiểm tra nồng độ canxi và phốt pho trong huyết thanh hàng ngày. Khi các giá trị trở về bình thường, có thể dùng trở lại Calcitriol với liều thấp hơn 0,25mcg so với liều trước đó.

Ðể Calcitriol có hiệu lực tối ưu, trong giai đoạn đầu bệnh nhân phải được bổ sung một lượng canxi đầy đủ nhưng không được nhiều quá. Ở người lớn, liều canxi hàng ngày (có nguồn gốc từ thức ăn và thuốc) vào khoảng 800mg, không được vượt quá 1000mg.

Do có cải thiện sự hấp thu canxi ở ống tiêu hóa, có thể giảm lượng canxi trong thức ăn và thức uống ở những bệnh nhân được điều trị bằng Calcitriol. Bệnh nhân có khuynh hướng tăng canxi huyết chỉ cần dùng liều thấp, thậm chí không cần bổ sung canxi.

Loãng xương sau mãn kinh: Liều khuyến cáo là 0,25mcg x 2 lần/ ngày, uống nguyên viên thuốc, không nhai. Ở bệnh nhân được cung cấp < 500mg calci từ thức ăn, nên kê toa calci thêm. Lượng calci cung cấp hàng ngày không vượt quá 1000mg. Nồng độ calci và créatinine trong huyết thanh phải được kiểm tra vào tuần thứ 4, tháng thứ 3 và tháng thứ 6, sau đó mỗi 6 tháng.

Loạn dưỡng xương có nguồn gốc do thận (bệnh nhân phải chạy thận): Liều khởi đầu hàng ngày là 0,25mcg. Ở người có calci huyết bình thường hay hạ calci huyết nhẹ, dùng liều 0,25mcg mỗi 2 ngày là đủ. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hóa không tiến triển theo chiều hướng tốt sau khoảng 2 đến 4 tuần, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0,25mcg cách khoảng sau 2 đến 4 tuần. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần mỗi tuần. Ða số bệnh nhân có đáp ứng tốt với liều 0,5 - 1mcg/ ngày. Có thể cần dùng liều cao nếu có phối hợp với barbiturat hay các thuốc chống động kinh.

Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương: Liều khởi đầu được khuyến cáo là 0,25 mcg/ ngày, uống vào buổi sáng. Nếu các thông số lâm sàng và sinh hóa không tiến triển theo chiều hướng tốt, có thể tăng liều hàng ngày thêm 0,25 mcg cách khoảng sau 2-4 tuần. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra nồng độ calci trong huyết tương ít nhất 2 lần/ tuần.

Ở bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp, đôi khi ghi nhận có hội chứng kém hấp thu; trong những trường hợp này, dùng liều cao Calcitriol tỏ ra có hiệu quả.

Trẻ sơ sinh và trẻ em: Ðể điều trị cho sơ sinh và trẻ em, có thể dùng Calcitriol dưới dạng dung dịch. Như đối với người lớn, liều tối ưu hàng ngày phải được xác định theo nồng độ calci huyết. Ở trẻ em có tỉ lệ lọc ở cầu thận dưới 25% so với bình thường, nên dùng Calcitriol với mục đích dự phòng. Nếu thể trọng < 20kg, liều Rocatrol là 0,01-0,03mcg/ kg thể trọng/ ngày; nếu thể trọng > 20kg, liều 0,25mcg/ ngày.

Ðể điều trị còi xương có nguồn gốc do thận, liều khởi đầu được khuyến cáo trong 2 năm tuổi đầu là 0,01-0,1mcg/ kg thể trọng, không được vượt quá 2mcg/ ngày.

Trường hợp còi xương không đáp ứng với vitamin D, có thể cần dùng đến liều cao hơn, được xác định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Thận trọng

Trước khi dùng calcitriol, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với calcitriol, các hình thức khác của vitamin D như calcifediol (Calderol), dihydrotachysterol (Hytakerol, DHT), doxercalciferol (Hectorol), ergocalciferol (Drisdol, Calciferol), paricalcitol (Zemplar), bất cứ loại thuốc hoặc vitamin nào khác, các thuốc bạn đang dùng. Nói với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng ergocalciferol (Drisdol, Calciferol) hoặc đã ngừng dùng nó trong vài tháng. Nói với bác sĩ nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật hoặc không thể di chuyển, từng bị suy thận hoặc bệnh gan. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng calcitriol.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Calcitriol chưa được thành lập ở những bệnh nhân nhi phải lọc thận.
Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.

Tương tác với các thuốc khác

Cholestyramine làm giảm hấp thu đường ruột của các thuốc chứa vitamin tan trong chất béo, trong đó có Calcitriol.

Phenytoin / Phenobarbital:

Việc dùng chung calcitriol với phenytoin hoặc phenobarbital sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ của calcitriol trong huyết tương, nhưng có thể làm giảm nồng độ thuốc trong huyết nội sinh của 25 (OH) bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển hóa. Có thể cần tăng liều Calcitriol nếu các thuốc này được dùng cùng lúc.

Thiazide: Thiazide gây tăng canxi huyết do giảm bài tiết canxi trong nước tiểu. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng dùng đồng thời Thiazide với Calcitriol gây tăng canxi huyết.

Digitalis: Liều Calcitriol phải được xác định một cách cẩn thận ở những bệnh nhân đang điều trị với digitalis, tăng canxi huyết ở những bệnh nhân này có thể thúc đẩy chứng loạn nhịp tim.

Ketoconazole: Ketoconazole có thể ức chế enzym cả tổng hợp và dị hóa của Calcitriol, làm giảm nồng độ Calcitriol nội sinh trong huyết thanh.

Corticosteroids: Có sự đối kháng chức năng giữa các chất tương tự vitamin D - chất thúc đẩy sự hấp thụ canxi và các corticosteroid - chất ức chế sự hấp thụ canxi.

Các chất gắn vào phốt pho: Calcitriol ảnh hưởng đến sự vận chuyển phosphate ở ruột, thận và xương, liều lượng của các thuốc gắn vào phốt pho phải được điều chỉnh cho phù hợp với nồng độ phốt pho trong huyết thanh.

Vitamin D: Calcitriol là chất chuyển hóa hoạt động của vitamin D3 mạnh nhất, không dùng vitamin D và các dẫn xuất của nó trong khi điều trị với Calcitriol để tránh tác dụng phụ và nguy cơ tăng canxi huyết.

Bổ sung canxi: Phải kiểm soát chặt chẽ lượng canxi được bổ sung.

Magiê: Các chế phẩm có chứa magiê (ví dụ, các thuốc kháng a-xít) có thể gây tăng magiê máu, bệnh nhân phải lọc máu mạn tính không nên sử dụng trong khi điều trị với Calcitriol.

Tác dụng phụ

  • Yếu ớt, đau đầu, chậm chạp, đau dạ dày, nôn, khô miệng, táo bón, đau cơ, đau xương, miệng có vị kim loại, khát nước, giảm sự thèm ăn, giảm cân, đi tiểu nhiều, tiểu khó hoặc tiểu đau, thay đổi thị lực, thờ ơ, ảo giác, sốt hoặc ớn lạnh, đau bụng, phân mỡ, nhạt màu, vàng da hoặc mắt, sổ mũi, giảm ham muốn tình dục, nhịp tim không đều, phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Dùng quá liều Calcitriol gây tăng canxi máu, tăng canxi niệu và tăng phốt pho máu.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: yếu ớt, đau đầu, chậm chạp, đau dạ dày, nôn, khô miệng, táo bón, đau cơ, đau xương, miệng có vị kim loại, khát nước, giảm sự thèm ăn, giảm cân, đi tiểu nhiều (đặc biệt là vào ban đêm), tiểu khó hoặc tiểu đau, thay đổi thị lực, thờ ơ, ảo giác, sốt hoặc ớn lạnh, đau bụng, phân mỡ, nhạt màu, vàng da hoặc mắt, sổ mũi, giảm ham muốn tình dục, nhịp tim không đều. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Calcitriol chỉ phát huy tác dụng nếu cơ thể được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết từ thực phẩm. Nếu cơ thể nhận được quá nhiều canxi từ thực phẩm, bạn có thể mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng của calcitriol, ngược lại, nếu bạn không nhận được đủ lượng canxi từ thực phẩm, calcitriol sẽ không kiểm soát được tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết những loại thực phẩm cung cấp canxi và lượng sử dụng mỗi ngày. Nếu thực phẩm không cung cấp đủ lượng cần thiết, bác sĩ có thể kê toa bổ sung. Nếu bạn đang được điều trị lọc máu, bác sĩ có thể yêu cầu chế độ ăn uống ít phosphate. Thực hiện theo các hướng dẫn. Nếu không có bệnh thận, bạn nên uống nhiều nước khi dùng calcitriol. Nếu có bệnh thận, cần trao đổi với bác sĩ về lượng chất lỏng nên uống mỗi ngày.