Corbicream - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Corbicream

Tra cứu thông tin về thuốc Corbicream trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Corbicream

Số đăng ký

VD-15377-11

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1

Dạng bào chế

Kem bôi da

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ x 8 g kem bôi da

Dạng thuốc và hàm lượng

Dexamethason acetat 4mg, Chloramphenicol 160mg

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Viêm da tiếp xúc, chốc lở, viêm nang lông, mụn trứng cá. Các vết trầy nhiễm trùng ngoài da. Chàm nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tổn thương nhiễm trùng nguyên phát ở da (nguồn gốc vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng). Các thương tổn loét. Chống chỉ định bôi bít trong các bệnh da có bội nhiễm. Không bôi trong ống tai ngoài nếu bị thủng màng nhĩ.

Liều dùng và cách dùng

Liều tối đa 1 tuần. Thoa thuốc từ 2 đến 3 lần/ngày.

Thận trọng

  • Trước khi tiêm chloramphenicol, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc tiêm chloramphenicol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn đã từng được điều trị bằng thuốc tiêm chloramphenicol, có hoặc đã từng bị suy thận hoặc bệnh gan. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang tiêm chloramphenicol.
  • Những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, ở người bệnh dùng Chloramphenicol đã được thông báo. Cần điều trị Chloramphenicol tại bệnh viện để có thể thực hiện những xét nghiệm thích hợp và khám nghiệm lâm sàng.
  • Phải ngừng liệu pháp Chloramphenicol nếu xảy ra giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu hoặc các chứng huyết học bất thường khác được quy cho Chloramphenicol. Không thể dựa vào những xét nghiệm máu ngoại biên để tiên đoán sự ức chế tủy xương không hồi phục và thiếu máu không tái tạo có xảy ra hay không.
  • Phải ngừng ngay liệu pháp Chloramphenicol nếu xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc ngoại biên. Cũng như những kháng sinh khác, dùng Chloramphenicol có thể dẫn đến sự phát triển quá mức những vi khuẩn không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, phải tiến hành liệu pháp thích hợp.
  • Dùng thận trọng Chloramphenicol cho người bệnh suy giảm chức năng thận và/ hoặc gan và giảm liều lượng theo tỉ lệ tương ứng.

Tương tác với các thuốc khác

  • Chloramphenicol phá hủy enzym cytochrom P450 ở gan, là enzym chịu trách nhiệm về chuyển hóa của nhiều thuốc.
  • Chloramphenicol có thể tác động tới chuyển hóa của clorpropamid, dicumarol, phenytoin và tolbutamid do ức chế hoạt tính các men của microsom, và như vậy có thể kéo dài nửa đời huyết tương và làm tăng tác dụng của những thuốc này; phải hiệu chỉnh một cách phù hợp liều lượng những thuốc này. Ngoài ra, Chloramphenicol có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh nhận liệu pháp chống đông vì tác động tới sự sản sinh vitamin K do vi khuẩn đường ruột.
  • Dùng đồng thời Chloramphenicol và phenobarbital có thể dẫn đến giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong huyết tương vì phenobarbital gây cảm ứng enzym P450 có khả năng phá hủy Chloramphenicol.
  • Khi dùng đồng thời với những chế phẩm sắt, vitamin B12 hoặc a-xít folic, Chloramphenicol có thể làm chậm đáp ứng với những thuốc này. Do đó, nếu có thể được, nên tránh liệu pháp Chloramphenicol ở người bệnh thiếu máu dùng chế phẩm sắt, vitamin B12 hoặc a-xít folic.
  • Vì rifampin gây cảm ứng những enzym của microsom cần cho chuyển hóa Chloramphenicol, dùng đồng thời những thuốc này có thể dẫn đến giảm nồng độ Chloramphenicol trong huyết tương.
  • Tránh dùng đồng thời Chloramphenicol với những thuốc có thể gây suy giảm tủy xương.

Tác dụng phụ

Phản ứng quá mẫn.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Chloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Chloramphenicol palmitat thủy phân trong đường tiêu hóa và được hấp thu dưới dạng Chloramphenicol tự do. Ở người lớn khỏe mạnh, sau khi uống liều 1g Chloramphenicol, nồng độ đỉnh Chloramphenicol trong huyết tương trung bình đạt khoảng 11mcg/ ml trong vòng 1 - 3 giờ. Ở người lớn khỏe mạnh uống liều 1g Chloramphenicol bazơ, cứ 6 giờ một lần, nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt khoảng 18mcg/ ml sau liều thứ 5 và trung bình đạt 8 - 14mcg/ ml trong 48 giờ.

Chloramphenicol phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể và dịch, kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thủy dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Nồng độ trong dịch não - tủy bằng 21 - 50% nồng độ trong huyết tương ở người bệnh không bị viêm màng não và bằng 45 - 89% ở người bệnh bị viêm màng não. Chloramphenicol gắn kết khoảng 60% với protein huyết tương.

Nửa đời huyết tương của Chloramphenicol ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường là 1,5 - 4,1 giờ. Vì trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh có cơ chế liên hợp glucuronid và thải trừ thận chưa trưởng thành, nên những liều Chloramphenicol thường dùng thích hợp với trẻ lớn lại có thể gây nồng độ thuốc trong huyết tương quá cao và kéo dài ở trẻ sơ sinh. Nửa đời huyết tương là 24 giờ hoặc dài hơn ở trẻ nhỏ 1 - 2 ngày tuổi và khoảng 10 giờ ở trẻ nhỏ 10 - 16 ngày tuổi. Nửa đời huyết tương của Chloramphenicol kéo dài ở người bệnh có chức năng gan suy giảm. Ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, nửa đời huyết tương của Chloramphenicol kéo dài không đáng kể.

Chloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase. Ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường, khoảng 68 - 99% một liều uống Chloramphenicol thải trừ trong nước tiểu trong 3 ngày; 5 - 15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận, dưới dạng những chất chuyển hóa không hoạt tính. ở người lớn có chức năng thận và gan bình thường, sau khi tiêm tĩnh mạch Chloramphenicol natri sucinat, khoảng 30% liều bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu; tuy vậy, tỷ lệ liều bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu biến thiên đáng kể, trong phạm vi 6 - 80% ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Một lượng nhỏ Chloramphenicol dưới dạng không đổi bài tiết trong mật và phân sau khi uống thuốc.

Thẩm tách phúc mạc không ảnh hưởng đến nồng độ Chloramphenicol trong huyết tương và thẩm tách thận nhân tạo chỉ loại trừ một lượng thuốc nhỏ.

Dược lực

Chloramphenicol là kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Chloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Chloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.

Chloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú; Chloramphenicol có thể gây ức chế tủy xương và có thể không hồi phục được. Chloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể; tuy vậy, đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng Chloramphenicol sau kháng nguyên.

Nhiều vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với Chloramphenicol ở Việt Nam; thuốc này gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes. Chloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.

Nói chung, Chloramphenicol ức chế in vitro những vi khuẩn nhạy cảm ở nồng độ 0,1 - 20 microgam/ml.

Kháng thuốc: Tỷ lệ kháng thuốc đối với cloramphenicol, thử nghiệm in vitro ở Việt Nam trong năm 1998: Shigella flexneri (85%), Escherichia coli (83%), Enterobacter spp. (80%), Staphylococcus aureus (64%), Salmonella typhi (81%), Streptococcus pneumoniae (42%), Streptococcus pyogenes (36%), Haemophilus influenzae (28%). Thử nghiệm in vitro cho thấy sự kháng thuốc đối với Chloramphenicol tăng dần từng bước. Sự kháng thuốc này là do sử dụng quá mức và được lan truyền qua plasmid. Sự kháng thuốc đối với một số thuốc kháng khuẩn khác, như aminoglycosid, sulfonamid, tetracyclin, cũng có thể được lan truyền trên cùng plasmid.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tứ