Citopam 10 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Citopam 10

Tra cứu thông tin về thuốc Citopam 10 trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Citopam 10

Số đăng ký

VN-13387-11

Nhà sản xuất

Sun Pharmaceutical Industries Ltd.

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Citalopram

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Các giai đoạn trầm cảm nặng.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân đang sử dụng hoặc mới dừng thuốc ức chế MAOIs trong vòng 14 ngày vì tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
  • Sử dụng đồng thời Citalopram với Pimozide.
  • Bệnh nhân quá mẫn với Citalopram hoặc bất kỳ thành phần bất hoạt nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

  • Dùng 1 lần/ ngày, vào buổi sáng hoặc buổi tối, không phụ thuộc vào thức ăn.
  • Điều trị ban đầu: Liều khởi đầu khuyến cáo là 20mg, 1 lần/ ngày, tăng đến liều tối đa 40mg/ ngày sau ít nhất một tuần. Liều trên 40mg/ ngày không được khuyến cáo vì có nguy cơ kéo dài khoảng QT.
  • Người > 60 tuổi, bệnh nhân suy gan, bệnh nhân đang dùng cimetidine hoặc thuốc ức chế CYP2C19: Liều tối đa 20mg/ ngày.
  • Phụ nữ mang thai trong ba tháng cuối không nên dùng citalopram vì nguy cơ phát triển những biến chứng hô hấp và tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Điều trị duy trì: Hiệu quả chống trầm cảm của citalopram được duy trì trong 24 tuần sau 6 - 8 tuần điều trị ban đầu (tổng cộng 32 tuần).
  • Không ngừng thuốc đột ngột.
  • Không dùng citalopram khi đang dùng hoặc ngừng thuốc ức chế MAOI trong vòng 14 ngày.

Thận trọng

  • Trước khi dùng citalopram, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với citalopram, escitalopram (Lexapro) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng pimozide (Orap), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO), chất ức chế như isocarboxazid (Marplan), phenelzine (Nardil), selegilin (ELDEPRYL, Emsam, Zelapar) và tranylcypromin (PARNATE) hoặc nếu bạn ngừng dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 14 ngày. Nói với bác sĩ nếu gần đây bạn có cơn đau tim, có hoặc đã từng có bệnh động kinh, gan, thận hoặc bệnh tim. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.
  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Citalopram chưa được thiết lập ở trẻ em.
  • Người cao tuổi: Liều Citalopram tối đa được khuyến cáo cho bệnh nhân > 60 tuổi là 20mg/ ngày.

Tương tác với các thuốc khác

  • Triptans: Dùng đồng thời Citalopram với Triptanscó thể gây rahội chứng serotonin.
  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương: Do Citalopram có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, cần thận trọng khi dùng kết hợp các thuốc này.
  • Rượu: Không uống rượu trong khi dùng Citalopram.
  • Thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAOIs): Không dùng Citalopram trong khi đang điều trị hoặc mới ngừng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày vì tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin.
  • Thuốc chống đông máu (NSAIDs, Aspirin, Warfarin): Dùng đồng thời các thuốc này với Citalopram làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Cimetidin: Dùng liều Citalopram40mg/ ngày trong 21 ngày kết hợp với liều Cimetidin 400mg x 2 lần/ ngày trong 8 ngày dẫn đến sự gia tăng 43% AUC và 39% Cmax của Citalopram. Liều Citalopram tối đa 20mg/ ngày được khuyến cáo cho bệnh nhân dùng đồng thời vớiCimetidine vì nguy cơ kéo dài khoảng QT.
  • Lithium: Dùngliều Citalopram40mg/ ngày trong 10 ngày kết hợp với liều Lithium 30mmol/ ngày trong 5 ngày) không có ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của citalopram hoặc lithium. Tuy nhiên, nồng độ lithi trong huyết tương nên được theo dõi để có điều chỉnh thích hợp liều lithium vì lithium có thể tăng nguy cơ gây hội chứng serotonin của Citalopram.
  • Pimozide: Trong một nghiên cứu, 1 liều duy nhất Pimozide 2mg dùng phối hợp với liều Citalopram 40mg, 1 lần/ ngày trong 11 ngày gây kéo dài khoảng QT ở mức 10msec so với dùng đơn độc Pimozide. Chống chỉ định.
  • Sumatriptan: Bệnh nhân dùng đồng thời CitalopramvớiSumatriptan có thể bị suy nhược, tăng phản xạ, mất phối hợp.
  • Carbamazepine: Carbamazepine có thể làm tăng thanh thải Citalopram.
  • Ketoconazole: Dùng kết hợp Citalopram (40mg) và Ketoconazole (200mg) làm giảm 21% Cmax và 10% AUC của Ketoconazole và không ảnh hưởng đáng kể tới dược động học của Citalopram.
  • Các chất ức chế CYP2C19: Liều Citalopram tối đa được khuyến cáo là 20mg/ ngày cho bệnh nhân dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP2C19 vì nguy cơ kéo dài khoảng QT.
  • Metoprolol: Liều Citalopram 40mg/ ngày dùng trong 22 ngày dẫn đến gia tăng gấp 2 lần nồng độ của các thuốc chẹn beta-adrenergic như metoprolol trong huyết tương.
  • Imipramine và các thuốc chống trầm cảm ba vòng khác: Các nghiên cứu in vitro cho thấy Citalopram là một chất ức chế tương đối yếu của CYP2D6. Dùng đồng thời liều Citalopram 40mg/ ngày trong 10 ngày với liều duy nhất Imipramine 100 mg - một chất nền cho CYP2D6 - không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ của Imipramine hoặc Citalopram trong huyết tương. Tuy nhiên, nồng độ các chất chuyển hóa của Imipramine đã tăng khoảng 50%.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn ngủ, mệt mỏi quá mức, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, kích động, căng thẳng, đau cơ hoặc đau khớp, khô miệng, ra mồ hôi quá nhiều, thay đổi trong ham muốn hoặc khả năng tình dục, ăn mất ngon, ảo giác, sốt, ra mồ hôi, rối loạn, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cứng cơ nghiêm trọng, co giật. Citalopram có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: hoa mắt, ra mồ hôi, buồn nôn, nôn, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, buồn ngủ, nhịp tim bất thường, mất trí nhớ, nhầm lẫn, co giật, hôn mê, thở nhanh. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.