Cimetidin 200mg (viên nén - công ty dược vật tư y tế Nghệ An) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Cimetidin 200mg (viên nén - công ty dược vật tư y tế Nghệ An)

Thông tin cơ bản thuốc Cimetidin 200mg (viên nén - công ty dược vật tư y tế Nghệ An)

Số đăng ký

VD-20920-14

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần dược vật tư y tế Nghệ An

Quy cách đóng gói

Hộp 20 vỉ x 20 viên

Thành phần

Cimetidine

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Ðiều trị ngắn hạn:

  • Loét tá tràng tiến triển.
  • Ðiều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành.
  • Ðiều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính.
  • Ðiều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
  • Ðiều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger - Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết.
  • Ðiều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
  • Phòng chảy máu đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.

Chống chỉ định


Mẫn cảm với cimetidin

Liều dùng và cách dùng

Cimetidin dùng uống và tiêm. Dù bằng đường nào, tổng liều thường không quá 2,4g/ ngày.

Ðường uống

Liều ban ngày, uống thuốc vào bữa ăn và/hoặc trước lúc đi ngủ.

Người lớn:

Loét dạ dày, tá tràng: Dùng liều duy nhất 800mg/ ngày vào buổi tối trước lúc đi ngủ ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất trong 6 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì là 400 mg vào trước lúc đi ngủ.Ðiều trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản: 400mg/ lần, 4 lần/ ngày (vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ), dùng từ 4 - 8 tuần.Hội chứng Zollinger - Ellison: 400mg/ lần, 4 lần/ ngày, có thể tăng tới 2,4g/ ngày.Stress gây loét đường tiêu hóa trên: Uống hoặc cho qua ống thông dạ dày 200 - 400mg, hoặc tiêm tĩnh mạch 200mg/ lần, cách 4 - 6 giờ/ lần.

Đề phòng nguy cơ hít phải dịch vị trong khi gây mê: Cho người bệnh uống 400mg, 90 - 120 phút trước khi gây mê, nếu cần sau 4 giờ cho uống nhắc lại.

Ðể giảm bớt sự phân giải của chế phẩm bổ sung enzym tụy, người bệnh suy tụy có thể dùng cimetidin 0,8 - 1,6g/ ngày chia làm 4 lần, uống 60 - 90 phút trước bữa ăn.

Ðường tiêm (được chỉ định trong chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng)

Tiêm tĩnh mạch: 200mg, tiêm chậm ít nhất là 2 phút, cứ 4 - 6 giờ tiêm nhắc lại. Nếu cần liều lớn hơn hoặc người bệnh có rối loạn tim mạch thì truyền tĩnh mạch. Nếu truyền cách quãng, dùng 400mg từ 30 phút tới 1 giờ. Nếu truyền liên tục thì tốc độ là 50 - 100mg/ giờ.

Liều tiêm bắp là 200mg, cứ 4 - 6 giờ 1 lần.

Người bệnh suy thận: Liều dùng tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin, nếu độ thanh thải là 0 - 15ml/ phút thì liều 200mg/ lần, 2 lần/ngày; > 15 - 30ml/ phút, liều 200mg/ lần, 3 lần/ ngày; >30 - 50ml/ phút, 200mg/ lần, 4 lần/ ngày; > 50ml/ phút, liều bình thường.

Trẻ em

Kinh nghiệm lâm sàng dùng cimetidin điều trị cho trẻ em dưới 16 tuổi còn rất ít. Cần phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi chỉ định cho trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì trẻ sơ sinh: 10 - 15mg/ kg/ ngày với trẻ đủ tháng và chức năng thận bình thường. Liều cho trẻ em trên 1 tuổi: 20 - 25mg/ kg/ ngày chia làm nhiều lần. Liều cho trẻ lớn: 30mg/ kg/ ngày chia 3 - 4 lần.

Trẻ bị suy thận, liều phải giảm xuống tới 10 - 15mg/ kg thể trọng/ ngày và chia ra cách nhau 8 giờ.

Những năm gần đây, để loại trừ vi khuẩn H. pylori việc chỉ định điều trị thường phối hợp 1 kháng histamin H2 (hoặc một chất ức chế bơm proton) với 1 số kháng sinh.

Thận trọng

Cimetidin tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ.Trước khi dùng cimetidin điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán.Giảm liều ở người bệnh suy gan, thận.Truyền nhanh tĩnh mạch, cimetidin có thể gây loạn nhịp tim và giảm huyết áp.

Tương tác với các thuốc khác

Cimetidin tương tác với rất nhiều thuốc nhưng chỉ có một số tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cimetidin thường làm chậm sự đào thải và tăng nồng độ của những thuốc này trong máu. Ða số các tương tác là do sự liên kết của cimetidin với cytochrom P450 ở gan dẫn đến sự ức chế chuyển hóa oxy hóa ở microsom và tăng nồng độ trong huyết tương của những thuốc chuyển hóa bởi những enzym này. Một số cơ chế tương tác khác, thí dụ như ảnh hưởng sự hấp thu, cạnh tranh với sự đào thải ở ống thận và thay đổi lượng máu qua gan chỉ đóng vai trò thứ yếu.

  • Metformin: Cimetidin ức chế sự bài tiết của metformin ở ống thận, làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
  • Warfarin: Cimetidin ức chế chuyển hóa của warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc, gây tăng nguy cơ chảy máu. Nên tránh sự phối hợp này.
  • Quinidin: Cimetidin ức chế sự thanh thải của quinidin khoảng 30% gây tăng hàm lượng chất này trong huyết tương. Cần theo dõi nguy cơ thay đổi trên điện tâm đồ.
  • Procainamid: Cimetidin làm giảm sự đào thải của procainamid và chất chuyển hóa của nó là N - acetyl procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.
  • Lidocain: Trong khi tiêm truyền lidocain, nếu cimetidin cũng được dùng sẽ gây ức chế chuyển hóa lidocain nồng độ lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.
  • Propranolol: Cimetidin làm tăng nồng độ của propranolol trong huyết tương bằng cách ức chế sự chuyển hóa qua gan lần đầu của chất này, do đó làm tăng khả dụng sinh học của propranolol dẫn đến tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
  • Nifedipin: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
  • Phenytoin: Cimetidin làm tăng nồng độ của phenytoin bằng cách ức chế chuyển hóa của chất này. Nên tránh sự phối hợp này.
  • Acid valproic: Cimetidin làm tăng nồng độ của acid valproic trong huyết tương. Nên tránh sự phối hợp này.
  • Theophylin: Cimetidin làm giảm chuyển hóa của theophylin. Nên tránh sự phối hợp này, nếu cần thiết phải điều chỉnh liều theo phylin hoặc ngừng cimetidin.
  • Các muối, oxyd và hydroxyl magnesi, nhôm, calci làm giảm sự hấp thu của cimetidin nếu uống cùng. Vì vậy nên dùng cách nhau 2 giờ.

Tác dụng phụ

  • Đau đầu, tiêu chảy, hoa mắt, buồn ngủ, nở ngực, nhầm lẫn, kích động, phiền muộn, căng thẳng, ảo giác. Cimetidine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, lú lẫn có hồi phục, phát triển khối u lành tính tế bào Leydig.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Sau khi uống, cimetidin nhanh chóng hấp thu, hàm lượng trong máu đạt mức tối đa sau 45 - 90 phút. Nửa đời của cimetidin khoảng 2 giờ. Dùng uống hoặc tiêm (tĩnh mạch hoặc bắp) đều cho những khoảng thời gian tương tự về hàm lượng thuốc có hiệu quả điều trị trong máu. Sau khi dùng một liều 300 mg, 4 - 5 giờ sau, nồng độ thuốc trong máu vẫn còn cao hơn nồng độ cần thiết để ức chế 80% sự tiết dịch acid cơ bản của dạ dày. Cimetidin đào thải chủ yếu qua nước tiểu. Sau khi tiêm phần lớn thuốc (khoảng 75%) được đào thải dưới dạng không biến đổi sau 24 giờ. Sau khi uống, thuốc được đào thải chủ yếu dưới dạng chuyển hóa là sulfoxid; nếu uống một liều đơn, thì 48% thuốc được đào thải ra nước tiểu sau 24 giờ dưới dạng không biến đổi.

Dược lực

Cimetidin ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 của tế bào bìa dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày và cả tiết dịch acid được kích thích bởi thức ăn, histamin, pentagastrin, cafein và insulin. Lượng pepsin do dạ dày sản xuất ra cũng giảm theo.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.