Cefpixone 1g - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Cefpixone 1g

Tra cứu thông tin về thuốc Cefpixone trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Cefpixone 1g

Số đăng ký

VN-8295-04

Dạng bào chế

Thuốc bột pha tiêm

Quy cách đóng gói

Hộp 10 Lọ

Điều kiện bảo quản

Nếu được tiêm ceftriaxone tại nhà, bạn sẽ được bác sĩ cho biết cách thức và thời gian bảo quản thuốc.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

– Nhiễm trùng hô hấp, tai – mũi – họng, thận – tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ. ,– Dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu, nhiễm trùng xương khớp, da, vết thương & mô mềm, viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật & nhiễm trùng tiêu hóa.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với ceftriaxone hoặc cephalosporin, penicilline.
  • Với dạng thuốc tiêm bắp thịt: Mẫn cảm với lidocain, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng.

Liều dùng và cách dùng

Tiêm IM hoặc IV: ,– Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 – 2 g/ngày; trường hợp nặng: 4 g/ngày. ,– Trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: 20 – 80 mg/kg. ,– Trẻ < 14 ngày tuổi: 20 – 50 mg/kg/ngày. ,– Viêm màng não: 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4 g. ,– Lậu: Tiêm IM liều duy nhất 250 mg. ,– Dự phòng trước phẫu thuật: 1 – 2 g tiêm 30 – 90 phút trước mổ.

Thận trọng

  • Trước khi tiêm ceftriaxone, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc tiêm ceftriaxone, cephalosporin, penicillin, các kháng sinh khác hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có các vấn đề với hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng, suy dinh dưỡng, bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều ceftriaxon không nên vượt quá 2g/ ngày nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.

Tương tác với các thuốc khác

  • Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid.
  • Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.

Tác dụng phụ

Đau, cảm giác nóng ở vị trí tiêm, đau đầu, hoa mắt, đổ mồ hôi, nóng bừng, tiêu chảy, phát ban, tiêu chảy hoặc phân cómáu, cảm sốt, co thắt dạ dày, đau bụng hoặc đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, ợ nóng, tức ngực. Thuốc tiêm ceftriaxone có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc này.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Ceftriaxon không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sinh khả dụng sau khi tiêm bắp là 100%.

Nồng độ huyết tương tối đa đạt được do tiêm bắp liều 1,0 g ceftriaxon là khoảng 81 mg/lít sau 2 - 3 giờ. Ceftriaxon phân bố rộng khắp trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 85 - 90% ceftriaxon gắn với protein huyết tương và tùy thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương. Thể tích phân bố của ceftriaxon là 3 - 13 lít và độ thanh thải huyết tương là 10 - 22 ml/phút, trong khi thanh thải thận bình thường là 5 - 12 ml/phút. Nửa đời trong huyết tương xấp xỉ 8 giờ. ở người bệnh trên 75 tuổi, nửa đời dài hơn, trung bình là 14 giờ.

Thuốc đi qua nhau thai và bài tiết ra sữa với nồng độ thấp. Tốc độ đào thải có thể giảm ở người bệnh thẩm phân. Khoảng 40 - 65% liều thuốc tiêm vào được bài tiết dưới dạng không đổi qua thận, phần còn lại qua mật rồi cuối cùng qua phân dưới dạng không biến đổi hoặc bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những hợp chất không còn hoạt tính kháng sinh.

Trong trường hợp suy giảm chức năng gan, sự bài tiết qua thận được tăng lên và ngược lại nếu chức năng thận bị giảm thì sự bài tiết qua mật tăng lên.

Dược lực

Ceftriaxon là một cephalosporin thế hệ 3 có hoạt phổ rộng, được sử dụng dưới dạng tiêm. Tác dụng diệt khuẩn của nó là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ceftriaxon bền vững với đa số các beta lactamase (penicilinase và cephalosporinase) của các vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon thường có tác dụng in vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng đối với các vi khuẩn dưới đây:

  • Gram âm ưa khí: Acinetobacter calcoaceticus, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng kháng ampicilin) Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella oxytoca, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Serratia marcescens.
  • Ceftriaxon cũng có tác dụng đối với nhiều chủng Pseudomonas aeruginosa.

Ghi chú: nhiều chủng của các vi khuẩn nêu trên có tính đa kháng với nhiều kháng sinh khác như penicilin, cephalosporin và aminoglycosid nhưng nhạy cảm với ceftriaxon.

  • Gram dương ưa khí: Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh penicilinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm viridans.
  • Ghi chú: Staphylococcus kháng methicilin cũng kháng với các cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon. Ða số các chủng thuộc Streptococcus nhóm D và Enterococcus, thí dụ Enterococcus faccalis đều kháng với ceftriaxon.
  • Kỵ khí: Bacteroides fragilis, Clostridium các loài, các loài Peptostreptococcus

Ghi chú: Ða số các chủng C. difficile đều kháng với ceftriaxon. Ceftriaxon được chứng minh in vitro có tác dụng chống đa số các chủng của các vi khuẩn sau đây, nhưng ý nghĩa về mặt lâm sàng chưa biết rõ.

  • Gram âm hiếu khí: Citrobacter diversus, Citrobacter freundii, các loài Providencia (bao gồm Providencia rettgeri) các loài Salmonella (bao gồm S. typhi), các loài Shigella.
  • Gram dương ưa khí: Streptococcus agalactiae.
  • Kỵ khí: Bacteroides bivius, Bacteroides melaninogenicus.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.