Sỏi thận là bệnh về đường tiết niệu phổ biến, gây nguy hại đến sức khỏe. Để có thể điều trị bệnh thì ngoài uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ thì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là yếu tố rất quan trọng. Trong bài viết này các chuyên gia sẽ nói về vấn đề ăn uống với bệnh nhân sỏi thận kiêng gì và nên ăn gì.
Thận có sỏi là tình trạng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây tắc nghẽn và giảm chức năng co bóp đường tiểu, hình thành nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản, cuối cùng dẫn đến suy thận.
Hầu hết các loại sỏi đều không thể chẩn đoán chính xác bằng cảm tính. Tuy nhiên, theo thời gian, sỏi sẽ lớn dần và gây ra những cơn đau dữ dội. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm nếu người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý.
Bị sỏi thận nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản. Bởi vậy, muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này bệnh nhân cần có một thực đơn khoa học và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi: Theo các bác sĩ, thiếu canxi sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất oxalate nhiều hơn, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Nhóm thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa chua, phô mai, sữa, ngũ cốc, đậu trắng….
- Các loại rau: Rau cải, rau dền, rau lang, cà chua, su hào, súp lơ…. giúp cân bằng các chất axit trong cơ thể, đồng thời hạn chế và đào thải những chất độc hại trong nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh sỏi thận cũng nên ăn các loại rau xanh vì chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin có công dụng tiêu hóa nhanh.
- Chất xơ không hòa tan: Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, gạo…. làm tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, giảm sự lắng đọng chất khoáng không cần thiết.
- Các loại trái cây: Bị sỏi thận nên ăn nhiều chanh, cam, bưởi, táo, dứa... Sẽ cung cấp lượng vitamin dồi dào, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật – thành phần chủ yếu gây ra sỏi.
- Nước lọc: Uống đủ nước sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, từ đó làm giảm lượng khoáng và các chất thải lắng đọng trong thận. Ngoài ra, nước còn có tác dụng giúp thải độc trong cơ thể, đặc biệt với bệnh nhân sau mổ thận. Vì thế, một người bình thường nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung một số loại đồ uống cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
+ Trà húng quế: Chứa axit acetic giúp phá hủy sỏi thận
+ Trà lựu: Giảm hàm lượng axit trong nước tiểu và thải độc.
+ Nước nho: Chứa chất chống oxy hóa giúp đào thải độc tố.
+ Nước chanh: chứa hợp chất citrate giúp hòa tan sỏi thận.
+ Trà gừng: Kháng khuẩn chống viêm.
Nếu người bệnh áp dụng đúng thực đơn trên sẽ đẩy nhanh thời gian tiêu sỏi, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Người bệnh sỏi thận kiêng gì?
Ngoài nhóm thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần tìm hiểu những món ăn nên tránh hoặc hạn chế nhằm ngăn chặn tiến triển của sỏi. Để trả lời cho thắc mắc sỏi thận kiêng gì thì chúng ta tiếp đến những nhóm thực phẩm sau đây.
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Nồng độ natri cao trong muối làm thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Đồ ăn nhanh, thịt hun khói, lạp xưởng, các loại mắm, nội tạng động vật… là nhóm thực phẩm chứa nhiều muối gây sỏi thận mà người bệnh cần tránh.
- Thực phẩm chứa nhiều oxalat: Đỗ đen, đỗ đỏ, đậu phộng, sôcôla, cà phê, trà đặc, rau bina, rau muống…. tạo ra nhiều oxalat hình thành nên sỏi, bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thực phẩm này.
- Đường: Chứa nhiều hoạt chất sucrose và fructose có nguy cơ làm tăng sỏi thận. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm: mật ong, trái cây, bánh kẹo, chè, kem…
- Đạm động vật: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng…. chứa nhiều protein làm tăng axit uric trong cơ thể.
Hy vọng sau bài viết này có thể giúp người thân và bệnh nhân nắm được người bị sỏi thận kiêng gì và nên ăn gì để chăm sóc tốt hơn, nên chữa trị theo đúng liệu trình và ăn uống khoa học để thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng.