Mang thai là một quá trình vất vả và đầy lo lắng, đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ đối với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu vì không có kinh nghiệm để nhận biết được những dấu hiệu sắp sinh của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu sắp chuyển dạ, cách giảm đau cũng như lúc nào thì cần đến bệnh viện mà mẹ nhất định phải ghi nhớ.
Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con có thể bạn chưa biết?
-
Bụng bầu tụt xuống
Khoảng một tuần cho đến vài ngày trước khi chào đời, vị trí của em bé sẽ bắt đầu có dấu hiệu dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé sẽ quay xuống vị trí thấp nhất trong tử cung. Đối với những mẹ mang thai lần đầu, dâu hiệu này sẽ dễ dàng nhận biết rõ hơn ở những mẹ mang thai lần 2, lần 3 nếu được để ý.
Việc thai nhi tụt xuống dưới sẽ khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, lạch bạch và lo lắng hơn vì sợ em bé có thể rớt ra ngoài. Mẹ cần giữ cho tâm trạng được thoải mái, cố gắng đi lại cẩn thận, nhẹ nhàng để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
-
Dễ thở hơn
Việc thia nhi tụt xuống dưới mặc dù khiến mẹ đi lại khó khăn hơn nhưng bù lại áp lực của thai nhi lên cơ hoành và dạ dày của mẹ được giảm thiểu, đồng nghĩa với việc mẹ sẽ được dễ thở hơn. Chứng ợ nóng khi mang thai của mẹ cũng sẽ được giảm bớt đi phần nào.
-
Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu chuyển dạ điển hình để mẹ biết mình sắp sinh. Tuy nhiên, em bé ít khi chào đời ngay lúc vỡ ối mà phần lớn thường phải mất vài giờ thì mẹ bầu mới thực sự lâm bồn.
Tùy mỗi người mà lượng nước ối có thể chảy ra nhiều hoặc ít, chảy thành dòng hay nhỏ từng giọt. Nước ối thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Mặc dù khi sau khi túi ối vỡ vài tiếng thì mẹ mới bắt đầu sinh những việc túi ối vỡ chính là dấu hiệu con đã sẵn sàng chào đời nên mẹ cần phải nhập viện ngay nếu thấy có dấu hiệu này.
-
Các cơn co thắt xảy ra mạnh nhẹ, liên tục
Trong một vài tuần hoặc vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thường xuyên gặp phải những cơn co thắt tử cung có tên gọi là Braxton Hicks hay dấu hiệu sắp sinh giả. Càng gần thời điểm sắp sinh, các cơn co thắt sẽ ngày càng mạnh và dày đặc hơn.
Tuy nhiên, mẹ cần học cách phân biệt những cơn đau giả với những cơn đau chuyển giạ thật để tránh trường hợp đến bệnh viện tốn công vô ích. Nhưng cơn đau chuyển dạ giả thường diễn ra khoảng 30 giây, lặp lại một cách ngẫu nhiên, không theo quy luật và cũng không gia tăng độ đau theo thời gian. Trong khi đó, nhưng cơn đau chuyển dạ thật sự sẽ rất mạnh và đau khiến bạn khó chịu. Lúc này, tần suất cơ co cũng diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút và sẽ không biến mất cho đến lúc bạn sinh em bé.
-
Tiêu chảy
Nguyên nhân xảy ra dấu hiệu tiêu chảy là vì đường ruột của mẹ đang tự vệ sinh trước cho mình. Ngoài ra, khi sắp sinh, các hormone được tạo ra nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé cũng có thể kích thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn khiến bạn bị tiêu chảy. Vậy nên mẹ đừng quá lo lắng khi mình đã ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn gặp phải dấu hiệu này.
Nếu bị tiêu chảy, mẹ cần phải uống nước nhiều để tránh được việc cơ thể mẹ bị mất nước. Bên cạn đó, nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng mẹ cần đi đến bệnh viện ngay lập tức để tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Các khớp giãn ra
Trong suốt khoảng thời gian thai kỳ, dây chằng giữa các khớp xương sẽ trở nên mềm cũng như dãn hơn để thích ước với bé com đang từng ngày lớn dần lên trong bụng mẹ và sẽ được mẹ dễ dàng nhận biệt hơn ở cuối thai kỳ. Lúc này, các khớp xương sẽ trở nên linh hoạt hơn để giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ của mẹ.
-
Chuột rút
Chuột rút xảy ra thường xuyên hơn cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Càng gần đến ngày sinh mẹ sẽ càng dễ bị đau hơn vì lúc này các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé sắp ra đời. Mẹ cần di chuyển hết sức cẩn thận, tránh việc duy trì ở một tư thế quá lâu để giảm được số lần đau nhiều nhất có thể cho mẹ.
-
Đau lưng
Những ngày cuối thai kỳ thường làm mẹ bầu có cảm giác đau lưng nhiều hơn vì lúc này em bé đã lớn và tụt xuống dưới tạo áp lực cho lưng, làm dây chằng cổ tử cung, xương chậu bị kéo giãn khiến mẹ bầu cảm thấy thường xuyên đau nhức hơn. Nếu tình trạng đau lưng dưới xảy ra nhiều hơn mức bình thường thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy bé con sắp chào đời. Nhiều mẹ còn cho hay, cảm giác đau lưng này gần giống như triệu chứng đau lưng thường gặp trước kì kinh nguyệt khiến các mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu.
-
Đi tiểu nhiều hơn
Vào thời điểm sắp sinh, việc em bé tụt xuống dưới sẽ làm chèn ép bàng quang khiến gây sức ép lên bàng quang làm mẹ đi tiểu thường xuyên giống như khi mẹ đang ở ba tháng đầu của thai kỳ, thậm chí nhiều mẹ còn suất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu són.
-
Dịch âm đạo thay đổi
Trước khi sinh vài ngày, mẹ có thể thấy dịch âm đạo của mình ra nhiều hơn và đặc hơn. Đây là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm dọn đường cho bé chào đời.
Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng vì có một ít máu và còn được gọi là máu báo sinh. Lưu ý nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như bạn có kinh) thì có thể đây là dấu hiệu báo chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
-
Thay đổi thói quen ăn uống
Có thể trong thời gian mang thai, mẹ đang ăn uống rất ngon miệng nhưng khi sắp sinh mẹ bắt đầu cảm thấy chán ăn, thậm chí là không muốn ăn. Điều này vô cùng có hại cho mẹ vì nếu không giữ vững được chế độ ăn uống ổn định cho đến ngày lâm bồn thì mẹ sẽ không có đủ sức để vượt qua quá trình chuyển dạ đầy gian nan này. Vì vậy, nếu không muốn ăn nhiều, mẹ hãy thứ chia ra ăn mỗi thứ một ít va chia thành nhiều bữa, ăn những món nhẹ nhàng, không dầu mỡ để dễ dàng ăn hơn.
Cách giảm đau hiệu quả do các dấu hiệu sắp sinh mà mẹ cần biết
Di chuyển xung quanh
Nhiều mẹ thường lầm tưởng việc ở yên một chỗ sẽ giúp giảm cơn đau nhiều nhất có thể nhưng thực ra việc mẹ chịu khó di chuyển mới có thể giúp cơn đau giảm bớt. Các bác sĩ khuyên rằng việc đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng sẽ giúp cho các mẹ dẹp bỏ được cơn đau của mình. Đồng thời, việc đi bộ sẽ giúp cho thai nhi lọt xuống đúng vị trí khung xương chậu của mẹ, việc sinh nở sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Nếu quá đau, mẹ không nhất thiết phải đứng thẳng, mẹ hãy chọn tư thế mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Mẹ có thể chọn những tư thế sau để giảm đau cho mình:
- Đứng và tựa vào người của chồng.
- Quỳ gối và tựa người vào một chiếc ghế vững chắc
- Ngồi một lát trên ghế rồi đứng dậy và đi lại
Massage
Massage là cách tuyệt vời nhất để giảm căng thẳng, lo lắng cũng như giúp kiểm soát các cơn co thắt của mẹ. Mẹ có thể nhờ chồng và người thân massage lưng trong những cơn co thắt hoặc massage tay ở giữa những cơn co để vừa giúp giảm đau, vừa giúp thư giãn.
Bài tập thở
Thông qua các bài tập thở, mẹ sẽ giảm bớt được phần nào đó cơn đau của mình. Thở tốt và đúng cách sẽ giúp ích mẹ rất nhiều trong việc làm dịu tâm trí và cơ thể.
Khi bắt đầu đau, mẹ hãy hít sâu và từ từ thở ra thật thư giãn. Mẹ cố gắng hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng và luôn giữ cho miệng và cằm được thoải mái. Mẹ đừng nên la hét vì điều đó khiến cổ họng bị thắt chặt, sẽ khiến bạn càng đau và nhanh mệt hơn.
Chườm ấm
Chườm ấm có tác dụng giúp giảm căng cơ nên nó cũng giúp hạn chế được các cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ có thể giùm túi chườm, túi hạt lúa thóc, chai nhựa chứa nước ấm để chườm ấm. Nếu mẹ sử dụng chai nhựa thì nên bọc chai nhựa bằng một lớp khăn mềm để tránh bị bỏng da.
Tắm vòi hoa sen
Cơn đau do chuyển dạ sẽ làm căng các cơ trên cơ thể, khiến mẹ bầu rất khó chịu. Việc tắm nước ấm bằng vòi hoa sen sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn đau chuyển dạ của mình. Đồng thời, tắm vòi hoa sen với nước ấm còn giúp mẹ thư giãn và được massage nhẹ nhàng.
Tưởng tượng đến những gì thú vị
Mẹ càng nghĩ đến cơn đau nhiều thì sẽ càng cảm nhận được cơn đau ngày càng trầm trọng hơn mà thôi. Cùng với việc hít thở đúng cách, bạn cũng cần phải giữ được tinh thần được thoải mái tối đa bằng cách tưởng tượng ra nhiều điều thú vị, vui vẻ thì sẽ thấy dễ chịu và bớt đau hơn rất nhiều.
Khi nào mẹ bầu cần đưa đến bệnh viện
Ra máu âm đạo
Không chỉ gần ngày sinh mà ngay cả bất cứ giai đoạn nào âm đạo có dấu hiệu ra máu đều cần có sự thăm khám ngay lập tức của bác sĩ. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu âm đạo ra máu thì đó chính là dấu hiệu bất thường về rau hay sinh non. Lượng máu càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng tăng nên mẹ cần phải mau chóng đến bệnh viện.
Đau bất thường ở vùng tử cung và bụng dưới
Mẹ bầu ở những tháng cuối sẽ thường thấy nặng bụng và đau lưng do thai nhi ngày càng lớn hơn, đặc biệt khi sắp tới ngày sinh mẹ còn gặp phải những cơn đau báo dấu hiệu sắp sinh giả. Tuy nhiên nếu cơn đau đột ngột dữ dội, mẹ cần phỉa đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Nếu thai dưới 37 tuần tuổi mà ở mẹ đột nhiên xuất hiện cơn co thành chu kỳ, liên tục và không mất đi sau một giờ thì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.
Ra nước ối âm đạo
Các bà mẹ đang mang thai sẽ luôn có ít dịch tiết màu trắng đục hoặc không mùi tùy vào từng người. Nhưng nếu mẹ thấy được dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường gần giống nước, hoặc ồ ạt, hoặc rỉ rả liên tục kèm theo mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt thì đó có thể là dấu hiệu của ối vỡ sớm. Các trường hợp này đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và thai nhi khi ối vỡ sớm trên 6 giờ.
Thai không cử động hoặc cử động ít hơn hẳn bình thường
Bình thường, mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt những cử động của con. Mỗi ngày, mẹ hãy chọn một thời điểm và tập trung đếm số cử động của con trong vòng 1 giờ cùng với số thời gian để có được 10 cử động của con và ghi lại. Nếu số cử động của con là dưới 10 lần trong vòng 2 giờ thì đó là dấu hiệu nguy hiểm và mẹ cần phải tới bệnh viện ngay lập tức.
Các dấu hiệu đột ngột của mẹ
Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu đến đột ngột và bất thường như sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật của mẹ đều cần có biện pháp xử lý sớm và đúng cách từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ đột nhiên xuất hiện những triệu chứng trên thì người nhà cần đưa mẹ đến bệnh viện ngay lập tức.
Làm mẹ là thiên chức tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ nhưng việc nuôi dưỡng một sinh linh bé bỏng trong cơ thể mình là việc không hề đơn giản và dễ dàng. Hy vọng các chia sẻ dấu hiệu sắp sinh em bé trên đây sẽ là những lời khuyên hữu ích để mẹ và bé được an toàn và khỏe mạnh để sẵn sàng đón con chào đời.
TuThuoc24h.net