Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ là dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy kinh nguyệt không đều là gì? Triệu chứng của nó ra sao? Và các bạn nữ giới phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của chính mình? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích để chị em chủ động trong việc phòng và chữa bệnh, tránh bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
Rối loạn kinh nguyệt là gì và triệu chứng ra sao?
Là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải khi bước vào độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này có người chỉ xuất hiện một lần, nhưng cũng có người suốt cả thời gian có kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh thì chu kỳ kinh nguyệt vẫn luôn thất thường.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em rơi vào 28 hoặc 30 ngày, Độ dài chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày bắt đầu hành kinh đến lúc kết thúc của chu kỳ. Khi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sớm hoặc trễ hơn 7 ngày, chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày trở lên hoặc quá ngắn, quá thưa thì lúc này bạn nên cảnh giác vì nó có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau ngày.
Để biết chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều đặn hay không, chị em có thể đánh dấu và theo dõi từng tháng một, nếu các chu kỳ kinh nguyệt có số lượng giống nhau hoặc giao động từ 2 -3 ngày thì được xem là bình thường.
Dưới đây là triệu chứng cụ thể của từng dạng rối loạn kinh nguyệt:
+ Kinh nguyệt sớm: Đây là tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn chu kỳ kinh từ 7 ngày trở lên. Hoặc có kinh 2 lần/ tháng.
+ Kinh nguyệt trễ: Đây là hiện tượng chu kỳ kinh đã trễ hơn 7 ngày so với chu kỳ nhưng vẫn hành kinh.
+ Kinh nguyệt ít: Chu kì kinh vẫn diễn ra đều đặn nhưng số lượng máu kinh ra rất ít, thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.
+ Kinh nguyệt nhiều: Hiện tượng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml.
+ Kinh nguyệt thưa: Mỗi chu kì kinh cách nhau 35 ngày trở lên.
+ Rong kinh: Đây là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng kinh vượt qua 80ml.
+ Tắt kinh: Là hiện tượng nữ giới đang có kinh bình thường bỗng nhiên không thấy kinh trong vòng 3 tháng liền, tắc kinh kéo dài 6 tháng liên tục trở lên gọi là vô kinh thứ phát
+ Máu kinh có màu bất thường: Máu kinh có màu hồng nhạt, đỏ tía hoặc nâu đen là hiện tượng bất thường mà chị em không nên chủ quan.
Vậy kinh nguyệt không đều, nguyên nhân do đâu?
- Chức năng buồng trứng chưa ổn định: thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi trưởng thành với biểu hiện vòng kinh ngắn hoặc lượng máu kinh thất thường.
- Buồng trứng đa nang: Bệnh tăng lượng hormone trong cơ thể khiến cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra, người bệnh không có chu kỳ knh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
- Các vấn đề bất thường ở tử cung: Tử cung bị dị tật bẩm sinh, viêm cổ tử cung, ung thư tử cung,... chúng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới
- Sử dụng thuốc: Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài để điều trị bệnh lý cũng sẽ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Căng thẳng: Sự căng thẳng quá mức sẽ gây ra rối loạn chức năng nội tiết và ảnh hưởng đến kỳ kinh.
- Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không khoa học sẽ cản trở sự kích thích của não tiết ra hormone, làm cho hàm lượng hormone thấp và không rụng trứng gây ra tình trạng vô kinh.
Tại sao kinh nguyệt sau sinh không đều?
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể gặp những thay đổi so với trước. Bạn có thể gặp chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, thậm chí chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chứa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé (mặc dù nó có thể vẫn lớn hơn bình thường một chút). Lúc này, lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau khi sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau, vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh. Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó một chu kỳ khác có thể là 35 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một vài tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú. Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều?
Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, thì cần xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tùy theo từng nguyên nhân mà chị em sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị theo các phương pháp khác nhau.
1. Kiểm tra tỉ mỉ:
Cùng là rối loạn kinh nguyệt nhưng mỗi chị em là khác nhau. Vậy nên chị em phụ nữ cần phải tiến hành kiểm tra tỉ mỉ trước khi điều trị.
2. Lựa chọn phương pháp tối ưu:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, tình trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và liệu trình phù hợp. Cụ thể:
- Rối loạn kinh nguyệt do bệnh u xơ tử cung: Trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Trường hợp nặng phải tiến hành bóc tách u xơ cổ tử cung, tiểu phẫu loại bỏ tử cung hoặc làm tắc động mạch,..
- Rối loạn kinh nguyệt do bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung: Giai đoạn đầu tiên điều trị bằng thuốc. Giai đoạn 2,3 điều trị bằng các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, lazer, dùng dao leep.
- Rối loạn kinh nguyệt do đa nang buồng trứng: Điều trị bằng thuốc để điều hòa kinh nguyệt, kích thích trứng rụng hoặc phẫu thuật nội soi.
- Rối loạn kinh nguyệt do suy buồng trứng: Các bác sĩ sẽ hỗ trợ tăng cường hàm lượng nội tiết tố nữ.
- Rối loạn kinh nguyệt do tắc vòi trứng: Điều trị bằng các phương pháp như: thông dịch ống dẫn trứng, soi cổ tử cung, đốt điện, tia hồng ngoại,...
Trễ kinh nguyệt nên ăn gì?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nếu muốn có kinh nguyệt nhanh thì chị em nên dùng các thực phẩm sau đây:
- Hạt thì là: Như đã đề cập, mất cân bằng hormone là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng trễ kinh. Để giải quyết vấn đề này, các bạn nữ cần tăng cường bổ sung hạt thì là vào các bữa ăn vì chúng có tác dụng điều hòa hormone.
- Các loại rau xanh: Nếu bạn gái chưa biết trễ kinh nên ăn gì thì đừng quên công dụng vô cùng hữu ích của rau xanh, đặc biệt như súp lơ, bí xanh, rau chân vịt,... Chúng có chứa thành phần estrogen cùng một số vitamin A,C,E rất có lợi cho việc điều hòa hormone, giúp đẩy lùi hiện tượng trễ kinh.
- Cá hồi: có khả năng cải thiện và ổn định nồng độ hormone trong cơ thể bạn gái, từ đó giúp các bạn loại bỏ các vấn đề về kinh nguyệt như trễ kinh. Các loài cá và dầu cá khác cũng rất hữu ích trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Gừng: được cho là vị thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt. Nếu bạn đang thắc mắc trễ kinh nên ăn gì thì hãy thử chế biến vài món ăn với gừng hoặc uống trà gừng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần chú ý gừng có thể kích thích viêm mạc dạ dày và gây ra những vết loét nếu dạ dày yếu. Do đó bạn nữ nào hay đau dạ dày hay đại tràng nên tham khảo các loại thực phẩm khác được giới thiệu trong bài viết này.
- Bột nghệ: trong bột nghệ có nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, photpho, magie,...rất tốt cho cơ thể và sắc đẹp của chị em, bổ máu, làm vết thương nhanh lành. Đặc biệt trong nghệ có chứa chất Curcumin có tác dụng ức chế tổng hợp Prostaglandin- Chất làm giảm lưu lượng máu trong tử cung.
- Cà rốt: chứa chất xơ hấp thụ lượng estrogen dư thừa và thải ra ngoài cơ thể, đồng thời ngăn ngừa estrogen không bị tái hấp thu trong ruột. Do vậy cà rốt đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone ở bạn nữ và cải thiện tình trạng trễ kinh.
Kinh nguyệt là một vấn đề thường gặp và rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn cần dành nhiều thời gian quan tâm đến các nguyên nhân kinh nguyệt không đều để phát hiện sớm lý do kinh nguyệt không đều. Nếu chu kỳ của bạn bị chậm, kéo dài hay rong kinh thì hãy đến bác sĩ khám ngay nhé. Chúc bạn có sức khỏe thật tốt!
TuThuoc24h