Cẩn trọng với bệnh suy giảm trí nhớ ngày nay
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Cẩn trọng với bệnh suy giảm trí nhớ ngày nay

Bệnh suy giảm trí nhớ là triệu chứng lão hóa ở thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi nếu không được ngăn chặn sớm có thể dẫn đến sa sút về trí tuệ, não bộ

Suy giảm trí nhớ là căn bệnh thường gặp ở rất nhiều người đặc biêt ở những người cao tuổi, nó không những ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hiện tại mà còn có nguy cơ cao gây nên các bệnh lý sa sút trí tuệ khi về già và gặp các hậu quả nghiêm trọng như teo não, lú lẫn, mất trí nhớ,… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ hay chứng hay quên là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ con người. 

Bệnh diễn biến âm thầm cho đến khi xuất hiện những biến chứng nặng nề như không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt khiến người bệnh không thể làm chủ được cuộc sống. Chứng suy giảm trí nhớ xảy ra khi một người bị giảm khả năng nhớ và lưu trữ thông tin, sự kiện mà họ bình thường có thể ghi nhớ được. Hoặc nặng hơn là có thể quên việc vừa mới xảy ra. 

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa
Suy giảm trí nhớ do tuổi tác là một hiện tượng lão hóa

Suy giảm trí nhớ do tuổi tác là một tiến trình tự nhiên của sự lão hóa. Khi càng lớn tuổi, cơ thể càng ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động cho nên trí nhớ giảm đi. Ngoài ra, còn tạo ra những thay đổi tại vỏ não mà trước hết là những biểu hiện của quá trình thoái hóa ở vỏ não, teo vỏ não ở các vùng khác nhau với những mức độ khác nhau. Sự suy giảm này chủ yếu là suy giảm về khả năng tập trung, giảm trí nhớ công việc như quên ngay một việc mình định làm, không nhớ vị trí để đồ vật,…

Suy giảm trí nhớ do bệnh lý

Các bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, rối loạn tiền đình, …

Trong trường hợp này suy giảm trí nhớ có những biểu hiện sau:

- Quên những người quen trong gia đình, dòng họ

- Quên cách sử dụng các đồ vật mặc dù đã từng dùng rất thường xuyên.

- Quên những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp nhận và duy trì được khả năng nhớ những thông tin mới.

- Hay kể lặp lại một câu chuyện hay nói một câu nói nhiều lần trong cùng một buổi trò chuyện.

- Nhớ người này nhầm sang người kia.

Ngoài ra, suy giảm trí nhớ còn có thể do các nguyên nhân như: rối loạn tâm thần, nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều, chứng Parkinson,…
 
Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi và đây không phải là một giai đoạn điển hình của quá trình lão hóa. Nó có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer - một bệnh lý về não.

Nguyên ngân suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Ngày nay, xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Cuộc sống tấp nấp khiến tỉ lệ người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ ngày càng cao

Theo nghiên cứu của các chuyên gia đã đưa ra thống kê, bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang gia tăng và phổ biến hơn với khoảng 30% giới trẻ mắc các vấn đề về trí nhớ và khoảng 50% số người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Stress

Ngày nay, cuộc sống bộn bề, tất nập, công việc đòi hỏi nhiều thứ, khiến người ta phải chạy đua với thời gian và tạo áp lực đè nặng lên giới trẻ. Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến stress, stress tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và ảnh hưởng đến khu vực nhận thức ở não làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến người ta khó  có thể tập trung suy nghĩ, tư tưởng dễ phân tán nên không thể ghi nhớ mọi việc.

Trầm cảm

Khi một người đang chán nản, stress thì thần kinh họ sẽ tập trung về những suy nghĩ tiêu cực, khó tập trung mà ghi nhớ được, dần người bệnh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Chính vì vậy, lâu ngày dẫn đến suy giảm trí nhớ là chuyện dễ hiểu.

Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên

Cơ thể sẽ mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ nếu thiếu ngủ, không được ngủ đủ giấc thường xuyên. Việc mất ngủ lâu ngày còn dễ dẫn đến trầm cảm, dễ cáu gắt, không tập trung, hay quên.

Vì thế ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, khi bạn ngủ đủ giấc thì cơ thể được nghỉ ngơi, các cơ quan não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, nguy cơ về các bệnh tổn thương não, đột quỵ não cũng được giảm thiểu. Hơn thế nữa, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Ngoài ngủ đủ giấc (trung bình là 7 – 8 tiếng mỗi đêm) thì cần chú ý ngủ đủ sâu giúp sáng dậy tỉnh táo, không mệt mỏi. 

Làm quá nhiều việc cùng lúc

Khi phải làm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến bộ não bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Về lâu dài, làm quá nhiều việc cùng lúc có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Nghiêm trọng hơn, vào thời điểm não bộ của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Dinh dưỡng không đầy đủ

Khi não không được nạp đầy đủ dinh dưỡng, người trẻ có thể sẽ mắc chứng suy giảm trí nhớ
Não không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ

Não bộ sẽ hoạt động tốt nhất nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu máu hay thiếu sắt sẽ gây nên các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, cùng với áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. 

Ngoài ra thiếu hụt 2 loại vitamin nhóm B là vitamin B1 và vitamin B12 sẽ gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Do vitamin B1 có tác dụng làm cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Lưu ý: ngoài việc chú ý đến vấn đề về an toàn thực phẩm thì việc chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả,… sẽ làm cho hệ thần kinh suy giảm, lão hóa nhanh chóng gây nên suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi.

Che giấu cảm xúc thật

Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân, với những người xung quanh, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.

Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình.

Lạm dụng chất gây nghiện

Các chất gây nghiện hầu như không đem lại lợi ích nào cho cơ thể. Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Điều này dẫn đến việc suy giảm trí nhớ.

Uống quá nhiều bia rượu, chất kích thích
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng bia, rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện bia, rượu, các chất kích thích có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi bia rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

Triệu chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi phổ biến với những triệu chứng sau:

Nhiều triệu chứng khiến chúng ta có thể nhận thấy bản thân đang rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ
Người suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn khi lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Tâm trạng và tính cách thay đổi: Tâm trạng và tính cách của người suy giảm trí nhớ có thể thay đổi. Họ thường xuyên mệt mỏi, stress, lo lắng, tâm trạng thường hay hồi hộp, buồn bã, trở nên bối rối, đa nghi, chán nản, sợ hãi. Họ có thể dễ dàng tức giận khi ở nhà, tại nơi làm việc, với bạn bè hay ở những nơi mà họ không cảm thấy thoải mái.

Không kiểm soát được hành vi

Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại kí ức gần đó: Người suy giảm trí nhớ có thường hay nói trước quên sau, đồ đạc để đâu không nhớ, làm mất đồ vật và không thể nhớ các bước để tìm lại chúng, quên đi những sự kiện, vấn đề nào đó hoặc hay lặp lại cùng một nội dung câu chuyện.

Suy giảm khả năng tư duy và trí nhớ kém.

Thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Thụ động trong cuộc sống, thụ động đối với môi trường xung quanh, phản ứng chậm.

Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề:

Vì thiếu tập trung, lơ đãng trong công việc, học tập nên gặp rắc rối trong việc lập kế hoạch, hoàn thành công việc, giải quyết vấn đề.

Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn

Người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có thể không nhớ được ngày tháng, các mùa trong năm và mốc thời gian. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu một điều gì đó khi điều đó không xảy ra ngay lập tức. Đôi khi, họ quên mất mình đang ở đâu hay làm sao họ đến được nơi đó.

Giảm khả năng phán đoán hay đánh giá kém.

Suy giảm trí nhớ có rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có thể là do lão hóa hoặc các nguyên nhân khác. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Việc tìm hiểu về nguyên nhân suy giảm trí nhớ, triệu chứng suy giảm trí nhớ là giúp cho mọi người biết rõ hơn về căn bệnh này, khi phát hiện có các biểu hiện trên cần điều trị kịp thời, đến tư vấn ở các bác sĩ và tìm phương pháp thích hợp để áp dụng, điều trị càng sớm càng tốt. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ, cần quan tâm ở nhiều khía cạnh như: thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bổ sung sản phẩm tăng cường tuần hoàn não. Bởi không chỉ là các tác hại do bệnh suy giảm trí nhớ gây nên mà quan trọng hơn là các biến chứng nguy hiểm về sau mà chúng ta không thể lượng trước được. 

TuThuoc24h.net