Riluzole - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Riluzole

Thông tin cơ bản thuốc Riluzole

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với riluzole.

Liều dùng và cách dùng

Liều 50mg mỗi 12 giờ. Liều cao hơn không tăng hiệu quả chữa bệnh nhưng làm tăng tác dụng phụ. Uống riluzole khi dạ dày trống rỗng (1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn).

Thận trọng

Trước khi dùng Riluzole, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng, các thuốc đang sử dụng và lịch sử bệnh tật của bạn, bao gồm các bệnh rối loạn máu hoặc thiếu máu, bệnh thận, bệnh gan. Nếu đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng riluzole. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Rượu có thể làm tăng tình trạng buồn ngủ, thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của riluzole.

Tương tác với các thuốc khác

Ảnh hưởng của thuốc khác lên riluzole

Các chất ức chế CYP1A2 (ví dụ, cafêin, phenacetin, theophylline, amitriptyline và quinolone) có thể làm giảm tỉ lệ loại bỏ riluzole ở gan, làm tăng nồng độ riluzole, trong khi chất cảm ứng CYP1A2 (ví dụ, khói thuốc lá, thực phẩm nướng, rifampicin và omeprazole) có thể tăng tỉ lệ loại bỏ riluzole ở gan, làm giảm nồng độ riluzole.

Ảnh hưởng của riluzole lên sự chuyển hóa của các thuốc khác

CYP1A2 là isoenzym chính tham gia vào quá trình chuyển hóa ban đầu của riluzole; tương tác tiềm tàng có thể xảy ra khi riluzole được dùng đồng thời với các thuốc khác cũng được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP1A2 (ví dụ, theophylline, caffeine, và tacrine).

Tác dụng phụ

Chóng mặt, mệt mỏi, đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, yếu hoặc đau nhức cơ, ăn mất ngon, đau đầu, khó thở, sốt, trầm cảm. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Không uống rượu hoặc ăn nhiều các sản phẩm có chứa cafêin như cà phê, trà, cola, hoặc sô-cô-la. Tránh ăn các thực phẩm nướng.