Pylotrip-kit - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Pylotrip-kit

Tra cứu thông tin về thuốc Pylotrip-kit trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Pylotrip-kit

Số đăng ký

VN-6506-08

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần Dược - thiết bị Y tế Đà Nẵng - VIỆT NAM

Dạng bào chế

Viên nang + viên nén

Quy cách đóng gói

Hộp 7 vỉ (kit), mỗi vỉ có 1 viên nang Lansoprazole; 2 viên nang Amoxicilin và 1 viên nén bao phim Clarithromycin

Thành phần

Lansoprazole, Amoxicilin, Clarithromycin

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc đường tiêu hóa

Hàm lượng: Lansoprazole 30mg; A

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellison. 

Chống chỉ định

-Mẫn cảm với thuốc. 
-Loét dạ dày ác tính. 
-Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú

Liều dùng và cách dùng

-Liều thông thường cho người lớn: một viên nang (30mg) uống một lần/ngày. 
-Loét tá tràng: 30mg một lần /ngày trong 4 tuần. 
-Loét dạ dày: 30mg một lần /ngày trong 8 tuần. 
-Viêm thực quản trào ngược: 30mg một ngày trong 4- 8 tuần. 
-Hội chứng Zollinger-Ellison: liều dùng nên điều chỉnh theo dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân. 

Thận trọng

-Trong khi điều trị, theo dõi kỹ tình trạng bệnh. Không nên dùng Lansoprazole trong điều trị duy trì nếu chưa đủ kinh nghiệm về sữ dụng thuốc lâu dài. Lansoprazole nên thân trọng với các bệnh nhân sau: bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với thuốc, rối loạn chức năng gan, bệnh nhân lớn tuổi. 
-Sử dụng cho trẻ em: 
-Sự an toàn của Lansoprazole cho trẻ em đến nay vẫn chưa xác định (những thực nghiệm lâm sàng này vẫn còn ít). 
-Sử dụng cho người già: Bởi vì sự bài tiết acid dịch vị và những chức năng sinh lý khác đã giảm ở người già, do đó nên sử dụng Lansoprazole một cách thận trọng. 

Tương tác với các thuốc khác

Ðã có báo cáo cho thấy lansoprazole làm chậm chuyển hóa và bài tiết của diazepam và phenytoin. 

Tác dụng phụ

-Quá mẫn: Phát ban và ngứa thỉnh thoảng có thể xuất hiện. Trong trường hợp này, nên ngừng sử dụng lansoprazole. 
-Gan: Bởi vì sự gia tăng SGOT, SGPT, Phosphatase-kiềm, LDH hoặc G-GTP xảy ra không thường xuyên, nên theo dõi chặt chẽ. Nếu xuất hiện những bất thường nên ngừng sử dụng lansoprazole. 
-Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, hoặc tăng bạch cầu ưa acid có thể xảy ra không thường xuyên, giảm tiểu cầu hiếm khi xuất hiện. 
-Hệ tiêu hóa: Thỉnh thoảng có thể gặp táo bón, tiêu chảy, khô miệng hoặc trướng bụng. 
-Tâm thần kinh: Nhức đầu, buồn ngủ có thể xảy ra không thường xuyên. Mất ngủ và chóng mặt hiếm khi gặp. 
Những tác dụng phụ khác: Sốt hoặc tăng cholesterol toàn phần và acid uric đôi khi xảy ra.