Progeffik 200 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Progeffik 200

Tra cứu thông tin về thuốc Progeffik 200 trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Progeffik 200

Số đăng ký

VN-10368-05

Dạng bào chế

Viên nang mềm (uống hoặc đặt âm đạo)

Thành phần

Progesterone

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Hai chỉ định phổ biến nhất của progesteron là để tránh thai, dùng riêng lẻ hay phối hợp với estradiol hoặc mestranol trong viên tránh thai và để làm giảm nguy cơ tăng sản hoặc ung thư màng trong tử cung khi phối hợp với estrogen trong liệu pháp thay thế hormon ở nữ sau mãn kinh.

Progesteron được dùng trong điều trị vô kinh tiên phát hoặc thứ phát khi có estrogen, và để điều trị chảy máu tử cung chức năng do mất cân bằng hormon không do bệnh lý thực thể như u xơ hoặc ung thư tử cung.

Progesteron cũng được chỉ định để giữ thai trong thời kỳ đầu thai kỳ ở những trường hợp sẩy thai liên tiếp có chứng cứ rõ ràng do suy hoàng thể và trong một số trường hợp chọn lọc điều trị vô sinh thành công thụ thai trong ống nghiệm hoặc đưa giao tử vào vòi trứng nhằm giúp khả năng làm tổ của trứng thụ tinh.

Progesteron cũng đã được dùng điều trị tạm thời ung thư màng trong tử cung di căn và điều trị ung thư thận và vú.

Gel bôi âm đạo được chỉ định để bổ sung hoặc thay thế ở các phụ nữ vô sinh do thiếu hụt progesteron (gel 8%) và để điều trị chứng vô kinh thứ phát (gel 4% hoặc 8%).

Chống chỉ định

Nên cảnh giác với những dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim, rối loạn mạch máu não, động mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi), viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối võng mạc. Ngừng progesterone nếu có các dấu hiệu này. Bệnh nhân có tiền sử trầm cảm cần phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.

Viêm tĩnh mạch huyết khối, tắc mạch huyết khối, tai biến mạch máu não hoặc tiền sử có mắc các bệnh này.

Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

Thai chết lưu.

Dị ứng với thuốc.

Bệnh gan hoặc suy gan rõ.

Ung thư vú và ung thư tử cung.

Test thử thai (dùng làm test chẩn đoán có thai).

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng
Chỉ tiêm bắp (gây kích ứng tại chỗ và rất đau).

Liều dùng
Vô kinh: Tiêm bắp một liều duy nhất từ 50 - 100mg hoặc dùng 5 - 10mg/ ngày, trong 6 - 8 ngày, thường bắt đầu 8 - 10 ngày trước thời điểm dự tính bắt đầu có kinh nguyệt. Khi hoạt động của buồng trứng đủ để tạo tăng sinh nội mạc tử cung, chảy máu thường sẽ xảy ra sau 48 - 72 giờ ngừng thuốc. Chỉ sau một đợt điều trị, nhiều phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Chảy máu tử cung: Tiêm bắp 1 liều duy nhất từ 50 - 100mg, hoặc tiêm 5 - 10mg/ ngày, trong 6 ngày. Chảy máu sẽ ngừng trong vòng 6 ngày. Nếu phối hợp với estrogen thì sau 2 tuần dùng estrogen mới dùng progesteron. Trong khi điều trị với progesteron nếu kinh nguyệt xảy ra thì ngừng thuốc.

Giữ thai (khi suy hoàng thể): Cứ mỗi tuần 2 lần hoặc mau hơn (nhiều nhất là mỗi ngày 1 lần) tiêm 25 - 100 mg, (khoảng ngày 15 hoặc ngày chuyển phôi hoặc giao tử) đến 8 - 16 tuần tuổi thai, khi sự xuất tiết progesteron từ nhau thai đã ổn định. Liều mỗi ngày có thể tới 200mg tùy thuộc vào chỉ định của thầy thuốc.

Sử dụng gel âm đạo: Theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thận trọng

Progesteron có chung các tiềm năng độc tính của các progestin. Nên khám vú, khám các cơ quan trong khung chậu, kiểm tra test Papanicolaou (phết lam kính Pap) trước khi cho dùng progesteron.

Progesteron có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh do giữ nước, muối khoáng (như hen, động kinh, đau nửa đầu, suy tim, suy thận).

Cần thận trọng với những người có tiền sử trầm cảm. Cần ngừng thuốc nếu trầm cảm tái phát ở mức độ nặng trong khi dùng progesteron.

Chưa xác định được ảnh hưởng của sử dụng progesteron kéo dài đến chức năng tuyến yên, buồng trứng, tuyến thượng thận, gan và tử cung.

Cần thận trọng ở phụ nữ đái tháo đường do progesteron phối hợp với estrogen đã làm giảm dung nạp glucose. Progesteron có thể che lấp thời điểm bước vào mãn kinh.

Cần cảnh giác về những dấu hiệu sớm của rối loạn về tắc mạch huyết khối và nghẽn mạch (như viêm tĩnh mạch huyết khối, nghẽn mạch phổi, suy tuần hoàn não, tắc mạch vành, huyết khối võng mạc, huyết khối mạc treo ruột). Phải ngừng thuốc ngay khi nghi ngờ hoặc xảy ra rối loạn nào đó trong số nói trên.

Nếu có hiện tượng mất hoặc giảm thị lực đột ngột hay từ từ, lồi mắt, song thị, phù gai thị, tổn thương võng mạc, đau nửa đầu, phải ngừng thuốc và tiến hành ngay các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Progesteron chuyển hóa ở gan nên phải rất cẩn thận với người bệnh suy gan.

Tương tác với các thuốc khác

Progesteron ngăn cản tác dụng của bromocriptin.Làm tăng nồng độ ciclosporin trong huyết tương.
Các test thử chức năng gan và nội tiết có thể bị sai lạc.

Tác dụng phụ

Đau đầu, đau ngực, đau dạ dày, nôn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đau cơ, khớp hay đau xương, tâm trạng thay đổi, cáu gắt, lo lắng quá mức, sổ mũi, hắt xì, ho, tiết dịch âm đạo, có vấn đề về tiểu tiện, có khối u ở vú, đau nửa đầu, chóng mặt nặng hoặc muốn ngất, nói chậm hoặc khó khăn, yếu hoặc tê tay, chân, thiếu sự phối hợp hoặc mất cân bằng, khó thở, nhịp tim nhanh, đau ngực, ho ra máu, chân sưng hoặc đau, giảm thị lực hoặc mờ mắt, mắt phồng lên, nhìn đôi, chảy máu âm đạo, tay run không kiểm soát được, co giật, đau hoặc sưng bụng, trầm cảm, nổi mề đay, nổi mẩn da, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng. Progesterone có thể gây đông máu bất thường. Progesterone có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Progesteron được hấp thụ nhanh sau khi đưa vào cơ thể bằng bất cứ đường nào. Progesteron liên kết nhiều với protein huyết thanh (96 - 99%), chủ yếu với albumin huyết thanh và với globulin liên kết corticosteroid. Nửa đời trong huyết tương khoảng 5 phút, và một lượng nhỏ được dự trữ nhất thời trong mỡ cơ thể. Progesteron không có tác dụng đáng kể nếu uống do bị chuyển hóa mạnh khi qua gan lần đầu. Ở gan, progesteron chuyển hóa thành pregnandiol và liên kết với acid glucuronic rồi đào thải qua nước tiểu dưới dạng pregnandiol glucuronid.

Dược lực

Progesteron là một hormon steroid được tiết ra chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Ðó là chất mẫu ban đầu của nhóm progestin (còn gọi là nhóm progestogen) gồm một số hormon tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học có chung một số tác dụng dược lý của progesteron. Progesteron được hình thành từ các tiền chất steroid trong buồng trứng, tinh hoàn, vỏ thượng thận và nhau thai. Hormon tạo hoàng thể (LH) kích thích tổng hợp và xuất tiết progesteron từ hoàng thể. Progesteron giúp cho trứng làm tổ và rất cần thiết để duy trì thai sản. Hormon được xuất tiết với nồng độ cao ở nửa sau thai kỳ. Cùng với lượng estrogen nội sinh được tiết ra đầy đủ ở người phụ nữ bình thường, progesteron sẽ làm nội mạc tử cung tăng sinh chuyển sang giai đoạn chế tiết (giai đoạn hoàng thể). Progesteron giảm tiết đột ngột vào cuối vòng kinh là nguyên nhân chủ yếu khởi đầu kinh nguyệt.

Progesteron còn có tác dụng làm ít đi và đặc quánh chất nhầy cổ tử cung, làm tinh trùng khó thâm nhập. Progesteron làm tăng nhẹ thân nhiệt ở pha xuất tiết của kinh nguyệt.

Progesteron kích thích nang vú phát triển và làm thư giãn cơ trơn tử cung.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Không uống nước ép bưởi khi dùng thuốc này.