Thông tin cơ bản thuốc Pegaptanib (thuốc tiêm)
Dạng bào chế
thuốc tiêm
Tác dụng thuốc Pegaptanib (thuốc tiêm)
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Điều trị thoái hóa điểm vàng ướt do tuổi tác.
Chống chỉ định
Chống chỉ định ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng mắt hoặc nhiễm trùng quanh mắt, bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với pegaptanib hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
Liều dùng và cách dùng
Tiêm Pegaptanib vào mắt mỗi 6 tuần một lần. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch mắt của bạn để ngăn ngừa nhiễm trùng và gây tê để giảm sự khó chịu trong khi tiêm.
Thận trọng
Trước khi tiêm pegaptanib, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với pegaptanib hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, các thuốc đang sử dụng và lịch sử bệnh tật của bạn như nhiễm trùng mắt hoặc xung quanh mắt, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đau tim, đột quỵ. Kiểm tra thị lực ở cả hai mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào về tầm nhìn.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của pegaptanib chưa được thiết lập ở bệnh nhân nhi.
Tương tác với các thuốc khác
Không có nghiên cứu.
Tác dụng phụ
- Mắt chảy mủ, khó chịu mắt, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, mắt đỏ hoặc đau, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi hoặc giảm thị lực, mờ mắt, mắt nhìn thấy những hạt lơ lửng hoặc chơp sáng, sưng mí mắt. Thuốc tiêm Pegaptanib có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong khi sử dụng thuốc này.
- Thuốc có thể gây viêm nội nhãn, tăng nhãn áp, sốc phản vệ, phù mạch.
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Khác
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.