Octreotide (thuốc tiêm) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Octreotide (thuốc tiêm)

Thông tin cơ bản thuốc Octreotide (thuốc tiêm)

Dạng bào chế

thuốc tiêm

Điều kiện bảo quản

Loại tác dụng kéo dài: lưu trong hộp thuốc có sẵn bằng carton, đặt trong tủ lạnh và tránh ánh sáng. Loại tác dụng nhanh: lưu trong hộp thuốc có sẵn bằng carton, đặt trong tủ lạnh hoặc lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong vòng 14 ngày, tránh ánh sáng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị bệnh to đầu chi, khối u carcinoid, khối u tiết Peptide ruột vận mạch (VIPomas).

Chống chỉ định

Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Liều lượng

  • Bệnh to đầu chi: Liều ban đầu 0,05-0,1mg tiêm dưới da mỗi 8 giờ, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đánh giá về lượng hormon tăng trưởng (GH) hàng tháng, các triệu chứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc. Đối với hầu hết bệnh nhân, liều dùng hàng ngày tốt nhất là 0,2-0,3mg. Không nên dùng quá liều 1,5mg/ ngày. Có thể giảm liều sau vài tháng điều trị kết hợp với theo dõi nồng độ GH trong huyết tương. Nếu lượng GH không giảm và các triệu chứng lâm sàng không được cải thiện sau một tháng điều trị, cần nghĩ tới việc ngừng điều trị.
  • Khối u thuộc hệ nội tiết đường dạ dày - ruột - tụy: Liều ban đầu 0,05mg, 1-2 lần/ ngày, tiêm dưới da, tăng dần liều tới 0,2mg, 3 lần/ ngày tùy theo tình trạng dung nạp và đáp ứng với điều trị (đáp ứng lâm sàng, nồng độ của các hormon do khối u tiết ra). Có thể cần dùng liều cao hơn trong một số trường hợp. Liều duy trì cần được điều chỉnh tùy theo từng trường hợp.
  • Các biến chứng sau phẫu thuật tụy: Liều 0,1mg x 3 lần / ngày, tiêm dưới da trong 7 ngày liên tiếp, bắt đầu ít nhất 1 giờ trước mổ.
  • Xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: 0,025 mg/ giờ truyền tĩnh mạch liên tục tối đa 5 ngày. Thuốc có thể được pha loãng với nước muối sinh lí.

Kinh nghiệm điều trị bằng thuốc tiêm octreotide ở trẻ em còn rất hạn chế.

Lưu ý: Bệnh nhân tự tiêm thuốc dưới da phải được bác sỹ hay y tá hướng dẫn cụ thể. Để giảm các phản ứng tại chỗ, dịch thuốc cần đạt tới nhiệt độ phòng trước khi tiêm. Trường hợp tiêm nhiều lần cách nhau trong thời gian ngắn, cần tránh tiêm ở cùng một vị trí. Để tránh nhiễm bẩn, không chích qua nắp lọ nhiều quá 10 lần (lọ chứa nhiều liều). Ở bệnh nhân suy gan xuất huyết do giãn vỡ tĩnh mạch dạ dày-thực quản, Octreotide được dung nạp tốt với liều 0,05 mg/ giờ, truyền tĩnh mạch liên tục trong 5 ngày.

Thận trọng

Trước khi tiêm octreotide, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với octreotide, bất kỳ loại thuốc nào hoặc bất kỳ thành phần nào của octreotide và các thuốc bạn đang sử dụng, tình trạng sức khỏe và các bệnh bạn có hoặc đã từng có như bệnh tiểu đường, các bệnh về tim, gan, thận. Thuốc có thể gây hình thành sỏi mật, tăng sinh các khối u.

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ nào về tổn thương bào thai nhưng hiện chưa có kinh nghiệm về sử dụng thuốc tiêm octreotide ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Chỉ dùng thuốc cho những bệnh nhân này nếu thật cần thiết.
  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc tiêm octreotide chưa được chứng minh ở trẻ em.
  • Người cao tuổi: Thận trọng khi lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi, nên bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan, xơ gan: Liều khởi đầu là 10mg. Liều này được tăng lên chuẩn độ dựa trên đáp ứng lâm sàng.

Tương tác với các thuốc khác

  • Cyclosporine: Dùng đồng thời thuốc tiêm octreotide với cyclosporine có thể làm giảm nồng độ cyclosporin trong máu và gây phản ứng thải ghép.
  • Insulin và thuốc hạ đường huyết dạng uống: Octreotide ức chế sự tiết insulin và glucagon. Do đó, cần theo dõi lượng đường trong máu khi dùng Octreotide.
  • Bromocriptine: Dùng đồng thời octreotide và bromocriptine làm tăng nồng độ bromocriptine trong máu.
  • Dùng đồng thời Octreotide với thuốc điều trị nhịp tim chậm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, cần xem xét tăng liều.
  • Octreotide có thể làm thay đổi sự hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc uống.
  • Octreotide có thể làm giảm độ thanh thải chuyển hóa của các hợp chất được chuyển hóa bởi enzym cytochrome P450, cần thận trọng khi dùng.

Tác dụng phụ

  • Thuốc có thể gây ra sỏi mật, tăng / hạ đường huyết, gây bất thường chức năng tuyến giáp và chức năng tim, thay đổi khả năng hấp thu chất béo của cơ thể.
  • Tiêu chảy, táo bón, phân nhạt màu, to và có mùi hôi, mót đại tiện, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, ợ nóng, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ bắp, hoặc đau khớp, chảy máu mũi, rụng tóc, đau ở vị trí tiêm, đau phần trên bên phải của dạ dày / trung tâm dạ dày, đau lưng hoặc vai, vàng da hoặc mắt, nhịp tim chậm hoặc bất thường, chậm chạp, nhạy cảm với cái lạnh, nhợt nhạt, da khô, móng tay và tóc giòn, sưng mặt, giọng khàn, trầm cảm, ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, sưng ở trung tâm cổ, cảm giác đầy cổ họng, khó thở và khó nuốt, phát ban, ngứa. Thuốc tiêm octreotide có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: nhịp tim chậm lại hoặc bất thường, chóng mặt, ngất xỉu, đỏ bừng, tiêu chảy, yếu ớt, giảm cân.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ. Nếu lỡ cuộc hẹn với bác sĩ để nhận một liều tiêm kéo dài, hãy gọi cho bác sĩ để sắp xếp lại lịch hẹn.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.