Liraglutide (thuốc tiêm) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Liraglutide (thuốc tiêm)

Thông tin cơ bản thuốc Liraglutide (thuốc tiêm)

Điều kiện bảo quản

Trước khi sử dụng, liraglutide nên bảo quản trong tủ lạnh. Sau khi sử dụng lần đầu tiên, bút có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Liraglutide dạng tiêm được sử dụng cùng với chương trình ăn kiêng và tập thể dục để kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 khi các thuốc khác không kiểm soát được hoàn toàn.

Chống chỉ định

Chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ (MTC) hoặc đa u tuyến nội tiết loại 2 (MEN 2), phụ nữ đang mang thai.

Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn nghiêm trọng với liraglutide hoặc bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Liều dùng và cách dùng

Dung dịch Liraglutide được đóng thành liều sẵn vào cay bút tiêm, tiêm dưới da trong bụng, đùi, hoặc cánh tay trên của bạn, 1 lần/ngày bất kỳ lúc nào, không phụ thuộc bữa ăn. Có thể thay đổi vị trí và thời gian tiêm không cần chỉnh liều. Tốt nhất tiêm gần như vào cùng thời điểm (khi chọn được thời điểm thuận tiện nhất trong ngày).

Tiêm liraglutide kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng không chữa trị nó. Tiếp tục sử dụng tiêm liraglutide ngay cả khi bạn cảm thấy tốt. Không được ngưng dùng tiêm liraglutide mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Kiểm tra kĩ dung dịch trước khi tiêm. Không sử dụng liraglutide nếu nó có màu, đục, vẩn màu, hoặc chứa các hạt rắn hay hết hạn sử dụng.

Thận trọng

Trước khi dùng Liraglutide, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết:

  • Nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào khác. Sản phẩm này có thể chứa các thành phần không hoạt động, mà có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác.
  • Các dược phẩm bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm bổ sung và các sản phẩm thảo dược, nhất là các loại thuốc đường uống vì liraglutide có thể thay đổi cách cơ thể bạn hấp thụ các loại thuốc này.
  • Bệnh sử của bạn nếu bạn từng lạm dụng rượu, mắc bệnh viêm tụy; các vấn đề dạ dày nghiêm trọng như liệt dạ dày; vấn đề tiêu hóa thức ăn; nồng độ triglycerides (chất béo) trong máu cao; sỏi mật; bệnh thận hoặc bệnh gan.

Nếu bạn bị bệnh, nhiễm trùng hoặc sốt, căng thẳng hoặc bị thương hãy nói cho bác sĩ vì nững điều kiện này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lượng liraglutide bạn cần.

Tương tác với các thuốc khác

Liraglutide làm chậm trễ quá trình làm sạch dạ dày nên có khả năng tác động đến sự hấp thu của các loại thuốc sử dụng cùng thời điểm.

Tác dụng phụ

Liraglutide dạng tiêm có thể gây ra những thay đổi với lượng đường trong máu của bạn. Bạn nên biết các triệu chứng của tình trạng đường trong máu thấp, cao và phải làm gì nếu bạn có những triệu chứng này.

Tiêm liraglutide có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn nếu có những triệu chứng nặng hoặc không đi xa: đau đầu; buồn nôn; tiêu chảy; táo bón; ợ nóng; ăn mất ngon; sổ mũi; hắt hơi; ho; mệt mỏi; tiểu khó hoặc đau hoặc rát khi tiểu tiện; phát ban hoặc đỏ ở vết tiêm.

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp một trong các triệu chứng sau, ngừng sử dụng liraglutide và gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức: đau liên tục bắt đầu ở phía trên bên trái hoặc giữa dạ dày nhưng có thể lan ra sau lưng; nôn.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa trầm trọng.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Tiêm liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian tiêm liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Hãy thực hiện đúng theo các hướng dẫn về chế độ ăn và tập luyện của bác sĩ đề ra.