Human Albumin Octapharma 20% - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Human Albumin Octapharma 20%

Tra cứu thông tin về thuốc Human Albumin Octapharma 20% trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Human Albumin Octapharma 20%

Số đăng ký

VN-1738-06

Dạng bào chế

Dung dịch tiêm truyền-20%

Quy cách đóng gói

Chai 50ml

Điều kiện bảo quản

Các chế phẩm albumin người chưa mở có thể bảo quản được tới 3 năm ở nhiệt độ không quá 37oC và tới 5 năm ở 2 - 8 độ C. Tránh để đông lạnh vì lọ có thể nứt gây nhiễm tạp. Khi đã mở chỉ dùng trong vòng 4 giờ và vứt bỏ phần còn lại.

Tránh ánh sáng. Chế phẩm chưa có nguy cơ gây nhiễm virus viêm gan hay HIV như máu và huyết tương

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

– Ðiều trị sốc giảm thể tích; phụ trợ trong thẩm tách máu cho bệnh nhân chịu sự thẩm tách dài ngày hoặc cho những bệnh nhân quá tải dịch & không thể dung nạp lượng lớn dung dịch muối trong điều trị sốc hoặc hạ huyết áp; trong các phẫu thuật bypass tim phổi. ,– Có thể chỉ định trong: hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn (ARDS), chấn thương nặng hoặc phẫu thuật làm sự mất albumin gia tăng, thận hư cấp, suy gan cấp hoặc cổ trướng.

Chống chỉ định

Thiếu máu nặng hoặc suy tim với thể tích máu nội mạch bình thường hoặc tăng. Bệnh sử dị ứng với albumin.

Liều dùng và cách dùng

– Người lớn liều khởi đầu: 100 mL, liều thêm vào tùy thuộc vào chỉ định lâm sàng. Tốc độ truyền: 1 mL/phút. Trong sốc giảm thể tích, truyền nhanh để cải thiện tình trạng lâm sàng & phục hồi thể tích máu, 15 – 30 phút sau có thể lặp lại nếu liều ban đầu không đủ. ,– Trẻ em dùng 1/4 – 1/2 liều người lớn hoặc 0,6 – 1 g/kg. Tốc độ truyền: 1/4 tốc độ truyền của người lớn. Vàng da tán huyết sơ sinh: 1 g/kg.

Thận trọng

  • Khi dùng các chế phẩm albumin 25% có độ thẩm thấu cao vì có thể gây tăng thể tích máu, nếu không được pha loãng một cách thích hợp.
  • Khi dùng 1 lượng lớn các dung dịch albumin đối với người bệnh có lưu lượng tim thấp, vì tăng thể tích huyết tương nhanh sẽ gây rối loạn tuần hoàn (quá tải, loãng máu) hoặc phù phổi.
  • Phải theo dõi cẩn thận người bệnh bị thương hoặc sau mổ có dùng chế phẩm albumin vì tăng huyết áp có thể gây chảy máu ở những nơi chưa được phát hiện từ trước.
  • Trường hợp bị mất nước, người bệnh cần được đồng thời truyền thêm dịch và chất điện giải.
  • Cần chú ý trong trường hợp phải ăn hạn chế muối vì các chế phẩm albumin có chứa 130 - 160 mEq/lít Na+.
  • Dùng 1 lượng lớn albumin cho người bệnh bị rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Ngoài ra khi dùng lượng lớn albumin, có thể phải bổ sung hồng cầu để đề phòng thiếu máu.
  • Không được dùng khi dung dịch đã đục hay có tủa

Tương tác với các thuốc khác

  • Yếu tố hoạt hóa đông máu (prekallikrein) có trong một số lô chế phẩm có thể kích thích biến đổi kininogen trong máu người thành kinin gây hạ huyết áp.
  • Dung dịch albumin nhiễm nhôm có thể gây độc cho những người suy thận đã được truyền lượng lớn albumin, dẫn đến loạn dưỡng xương và bệnh lý về não.

Tác dụng phụ

Phản ứng dị ứng, truyền chậm & ngưng truyền có thể làm mất triệu chứng trên. Nếu đã ngưng truyền & bệnh nhân đòi hỏi phải truyền Albumin, nên dùng sản phẩm của lô khác.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh tham gia vào 2 chức năng chính là (a) duy trì 70 - 80% áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, (b) liên kết và vận chuyển các chất có phân tử nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và các thuốc có trong máu.

Tác dụng điều trị của albumin có liên quan đến tác dụng trên áp lực thẩm thấu keo của huyết tương; nó có thể đảm nhiệm tới 60 - 80% áp lực thẩm thấu keo đó, trong trường hợp nồng độ albumin huyết thanh bình thường (40 - 50 g/lít). Truyền 1g albumin vào máu có thể làm tăng thể tích huyết tương tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Lượng dịch thêm này làm giảm hematocrit và độ nhớt của máu. Các chế phẩm albumin không chứa các yếu tố đông máu và không gây ảnh hưởng đến cơ chế đông máu bình thường hay làm tăng hiện tượng đông vón máu.

Albumin được phân bố trong dịch ngoài tế bào, trên 60% nằm ở khoang ngoài lòng mạch.

Thời gian tác dụng: Chỉ 15 phút sau khi tiêm albumin 25% đã làm tăng thể tích máu cho người bệnh. Thời gian tác dụng của albumin phụ thuộc vào thể tích máu ban đầu của người bệnh. Nếu lượng máu giảm thì thời gian làm tăng thể tích máu sẽ kéo dài trong nhiều giờ, nếu lượng máu bình thường thì thời gian tác dụng sẽ ngắn hơn.

Thời gian thải trừ khoảng 15 - 20 ngày

Quá liều và cách xử trí

Khi dùng 1 lượng lớn albumin cần phải bổ sung hồng cầu hoặc thay thế bằng máu toàn phần để chống hiện tượng thiếu máu xảy ra sau khi dùng. Nếu có rối loạn tuần hoàn hay phù phổi phải ngừng truyền ngay và có biện pháp xử trí đặc hiệu