Thông tin cơ bản thuốc Flocaxin
Số đăng ký
VN-18331-14
Nhà sản xuất
Il Hwa Co., Ltd.
Dạng bào chế
Dung dịch
Quy cách đóng gói
Hộp 10 ống 5ml
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp
Tác dụng thuốc Flocaxin
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
- Bệnh tắc động mạch ngoại vi do xơ cứng động mạch hoặc tiểu đường (đau cách hồi, đau lúc nghỉ).
- Tổn thương thuộc dinh dưỡng (loét và hoại thư chân).
- Bệnh lý mạch máu não.
- Rối loạn tuần hoàn ở mắt do thoái hóa mạch máu.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với pentoxifylline, các methylxanthines khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Xuất huyết nặng.
- Xuất huyết võng mạc lan rộng.
Liều và đường dùng (uống, tiêm) tùy thuộc vào loại và mức độ rối loạn tuần hoàn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
Thuốc viên
Liều thông thường là 400mg x 2-3 lần/ ngày hay 600mg x 2 lần/ ngày. Nuốt nguyên viên thuốc giữa hoặc ngay sau bữa ăn với nửa ly nước.
Thuốc tiêm
Pha thuốc vào dung dịch thích hợp để truyền tĩnh mạch. Truyền chậm 100mg pentoxifylline trong ít nhất 60 phút.
Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn II (đau cách hồi) và rối loạn tuần hoàn mắt: truyền tĩnh mạch100-600mg x 1-2 lần/ ngày. Nếu dùng phối hợp với thuốc viên pentoxifylline, tổng liều cho cả hai dạng thuốc là 1200 mg/ ngày.
Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn III và IV: 1200 mg/ ngày, truyền liên tục 24 giờ hoặc chia ra 2 lần, mỗi lần truyền 600mg trong ít nhất 6 giờ.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinine <= 30 ml/phút) : giảm 30-50% liều.
Bệnh nhân suy gan nặng: Giảm liều tùy theo dung nạp của bệnh nhân.
Bệnh nhân có huyết áp thấp hay dễ bị hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng, hẹp mạch máu nuôi não): Khởi đầu bằng liều thấp và tăng dần dần.
Liều dùng và cách dùng
Liều và đường dùng (uống, tiêm) tùy thuộc vào loại và mức độ rối loạn tuần hoàn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
Thuốc viên
Liều thông thường là 400mg x 2-3 lần/ ngày hay 600mg x 2 lần/ ngày. Nuốt nguyên viên thuốc giữa hoặc ngay sau bữa ăn với nửa ly nước.
Thuốc tiêm
Pha thuốc vào dung dịch thích hợp để truyền tĩnh mạch. Truyền chậm 100mg pentoxifylline trong ít nhất 60 phút.
Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn II (đau cách hồi) và rối loạn tuần hoàn mắt: truyền tĩnh mạch100-600mg x 1-2 lần/ ngày. Nếu dùng phối hợp với thuốc viên pentoxifylline, tổng liều cho cả hai dạng thuốc là 1200 mg/ ngày.
Bệnh tắc động mạch ngoại vi giai đoạn III và IV: 1200 mg/ ngày, truyền liên tục 24 giờ hoặc chia ra 2 lần, mỗi lần truyền 600mg trong ít nhất 6 giờ.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinine <= 30 ml/phút) : giảm 30-50% liều.
Bệnh nhân suy gan nặng: Giảm liều tùy theo dung nạp của bệnh nhân.
Bệnh nhân có huyết áp thấp hay dễ bị hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng, hẹp mạch máu nuôi não): Khởi đầu bằng liều thấp và tăng dần dần.
Thận trọng
- Trước khi dùng pentoxifylline, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm có chứa cafêin (cà phê, trà, cola), pentoxifylline, theobromine, theophylline (Theo-Dur) hoặc bất kỳ loại thuốc nào và các dược phẩm bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có bệnh thận. Nếu bạn đang phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng pentoxifylline. Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt.
- Phải theo dõi cẩn thận khi dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim nặng, nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, suy thận, suy gan nặng, dễ xuất huyết (đang dùng thuốc kháng đông hay có rối loạn đông máu).
- Đối với dạng tiêm: phải cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp (bệnh mạch vành nặng hay hẹp mạch máu nuôi não).
Tương tác với các thuốc khác
- Pentoxifylline có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của insulin và các thuốc hạ đường huyết dạng uống, tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc hạ huyết áp và các thuốc có tiềm năng hạ huyết áp, làm tăng nồng độ theophylline trong huyết thanh.
- Thuốc chống đông máu: Tăng nguy cơ chảy máu và / hoặc kéo dài thời gian prothrombin ở những bệnh nhân được điều trị kết hợp Pentoxifylline với thuốc chống đông máu, bao gồm cả các chất đối kháng vitamin K hoặc thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
- Cimetidin: Cimetidine làm tăng đáng kể nồng độ trong huyết tương của pentoxifylline, có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.
- Erythromycin: Dùng đồng thời erythromycin và pentoxifylline có thể dẫn đến tăng đáng kể nồng độ theophylline trong huyết thanh, gây ra các phản ứng độc hại.
- Thuốc cường giao cảm, các xanthines khác: Kết hợp pentoxifylline với thuốc cường giao cảm hoặc xanthines có thể gây kích thích thần kinh trung ương quá mức.
Tác dụng phụ
Đau dạ dày, nôn, đầy hơi, chóng mặt, đau đầu, tức ngực, nhịp tim nhanh. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.