Estrogen (thuốc tiêm) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Estrogen (thuốc tiêm)

Thông tin cơ bản thuốc Estrogen (thuốc tiêm)

Điều kiện bảo quản

Thuốc được bảo quản tại cơ sở y tế

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Estrogen được chỉ định đơn độc (đối với phụ nữ mãn kinh đã cắt bỏ tử cung hoặc không thể dung nạp được progestin hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch) hoặc phối hợp với một progestin, chất medroxyprogesteron acetat (đối với phụ nữ sau mãn kinh còn tử cung) làm liệu pháp thay thế hormon sau mãn kinh, để:

  • Phòng loãng xương và bệnh tim mạch: Estrogen hiệu quả nhất nếu điều trị được bắt đầu trước khi bị tiêu xương nhiều và muốn đạt hiệu quả phải dùng liên tục, kèm với một chế độ ăn, một lượng calci đưa vào và luyện tập thích hợp.
  • Ðiều trị các triệu chứng rối loạn vận mạch (bốc hỏa), viêm âm đạo, xơ teo âm hộ, bệnh ngứa âm hộ - âm đạo một phần do thiếu estrogen.
  • Suy buồng trứng tiên phát hoặc giảm năng tuyến sinh dục nữ.
  • Chảy máu âm đạo bất thường do mất cân bằng nội tiết.
  • Ðiều trị giảm tạm thời ung thư tuyến tiền liệt (không mổ được và đang tiến triển).

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với estrogen.
  • Nghi ngờ hoặc rõ ràng mang thai.
  • Nghi ngờ hoặc rõ ràng bị ung thư phụ thuộc estrogen.
  • Có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối hoặc bệnh huyết khối nghẽn mạch liên quan đến dùng estrogen trước đó.
  • Nghi ngờ hoặc rõ ràng bị carcinom vú. (Chống chỉ định tương đối).
  • Chảy máu âm đạo bất thường và chưa rõ nguyên nhân.

Liều dùng và cách dùng

Estrogen thường được tiêm bắp bởi bác sĩ hoặc y tá một lần mỗi 3-4 tuần tại cơ sở y tế.

Nếu estrogen được dùng để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nó thường được tiêm bbởi bác sĩ hoặc y tá một lần mỗi 1-2 tuần .

Chảy máu tử cung bất thường: 25 mg tiêm tĩnh mạch, nếu cần, tiêm lặp lại sau 6 đến 12 giờ. Cũng có thể tiêm bắp.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu liệu pháp estrogen, người bệnh phải được thăm khám và hỏi tiền sử gia đình kỹ lưỡng và sau đó định kỳ khám lại.

Thông thường estrogen không được dùng quá một năm nếu không có thầy thuốc khám lại. Khám thực thể phải đặc biệt chú ý đến huyết áp, vú, các cơ quan ở bụng và tiểu khung, làm phiến đồ Papanicolaou.

Vì biến chứng huyết khối nghẽn mạch có nguy cơ gia tăng ở thời kỳ hậu phẫu trong thời gian dùng liệu pháp estrogen, nên ngừng estrogen mỗi khi có thể, ít nhất 4 tuần trước một phẫu thuật có nguy cơ gia tăng huyết khối nghẽn mạch hoặc phải nằm bất động lâu.

Phải dùng thận trọng estrogen ở người có tổn thương thận hoặc gan hoặc bệnh xương chuyển hóa kết hợp tăng calci máu, các bệnh về nội tiết (đái đường, Basedow).

Phải dùng thận trọng ở những người bệnh trong tình trạng có thể nặng lên do giữ dịch lại trong cơ thể (ví dụ đau nửa đầu, suy tim, suy thận hoặc suy gan).

Người có bệnh sử trầm cảm phải được theo dõi cẩn thận trong thời gian dùng liệu pháp estrogen.

Tương tác với các thuốc khác

Rifampicin làm giảm hoạt tính estrogen khi dùng đồng thời với estrogen do cảm ứng enzym microsom của gan. Tác dụng tương tự có thể xảy ra với các thuốc cảm ứng enzym microsom của gan khác (barbiturat, carbamazepin, phenylbutazon, phenytoin và primidon).

Estrogen có thể tăng cường tác dụng chống viêm của hydrocortison và có thể giảm chuyển hóa corticosteroid ở gan và/hoặc làm thay đổi protein gắn corticosteroid huyết thanh. Phải điều chỉnh liều corticosteroid khi bắt đầu dùng estrogen hoặc phải ngừng corticosteroid.

Estrogen có thể làm giảm tác dụng thuốc uống chống đông máu, do đó có khi cần phải tăng liều lượng thuốc chống đông.

Tác dụng phụ

  • Ðã có thông báo estrogen làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ mãn kinh. Dùng thêm progestogen đồng thời với liệu pháp thay thế estrogen, có thể phòng ngừa được nguy cơ gia tăng ung thư nội mạc tử cung. Cũng có thông báo ung thư vú xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ đã dùng estrogen trong một thời gian dài, do đó cần kiểm tra đều đặn tuyến vú đối với phụ nữ dùng dài ngày liệu pháp estrogen.
  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: đau ngực; đau dạ dày; nôn; ợ nóng; táo bón; tiêu chảy; trung tiện; tăng hoặc giảm cân đột ngột; chuột rút ở chân; căng thẳng; phiền muộn; hoa mắt; cảm giác đốt hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân; căng cơ; rụng tóc; rậm lông; da mặt đen đi; vấn đề khi đeo kính áp tròng; sưng, đỏ, rát, ngứa, hoặc kích thích âm đạo; chảy dịch âm đạo; thay đổi trong ham muốn tình dục; triệu chứng cảm lạnh

    Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng sau, gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức: mắt lồi; đau họng, sốt, ớn lạnh, ho, và các dấu hiệu nhiễm trùng khác; đau, sưng hoặc đau ở dạ dày; ăn mất ngon; yếu đuối; vàng da hoặc mắt; đau khớp; đại tiện khó kiểm soát; phát ban hoặc nổi mụn nước; nổi mề đay; ngứa; sưng mắt, mặt, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt.

    Cách xử trí

    Buồn nôn và nôn là một phản ứng đầu tiên của liệu pháp estrogen ở một số phụ nữ, nhưng tác dụng này có thể hết sau một thời gian và có thể giảm thiểu bằng cách uống estrogen cùng thức ăn hoặc ngay trước khi đi ngủ.

    Vú có thể căng đau, nhưng đôi khi triệu chứng này giảm khi giảm liều.

    Nếu tăng huyết áp hoặc có bất cứ một triệu chứng nào của bệnh huyết khối nghẽn mạch, vàng da ứ mật, trầm cảm nặng hoặc đau nửa đầu dai dẳng nghiêm trọng hoặc tái phát, phải ngừng estrogen. Có thể cần phải bổ sung acid folic nếu có thiếu hụt folat.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: đau dạ dày; nôn; chảy máu âm đạo

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Nếu bạn có lịch trình đột xuất không tiếp nhận tiêm được, hãy gọi cho bác sĩ để có kế hoạch bổ sung liều sau đó.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trao đổi với bác sĩ của bạn về việc ăn bưởi và uống nước ép bưởi trong khi dùng thuốc.