Thông tin cơ bản thuốc Calcium-Sandoz 500mg
Số đăng ký
VN-10445-10
Nhà sản xuất
Novartis AG
Dạng bào chế
Viên sủi
Quy cách đóng gói
Hộp 20 viên
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Calcium-Sandoz 500mg
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Ngăn ngừa và điều trị loãng xương ở người thiếu hụt canxi trong khẩu phần ăn. Calcium carbonate cũng được sử dụng như một thuốc kháng a-xít để điều trị bệnh đau dạ dày nhẹ.
Chống chỉ định
Dị ứng với canxi cacbonat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu cao, có khối u hủy xương, rối loạn nhu động ruột, sỏi thận, bệnh thận, bệnh Sarcoidosis, cường tuyến cận giáp, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Liều dùng và cách dùng
Bổ sung canxi: Liều khuyến cáo 1 - 1,2g/ ngày, chia làm 2-4 lần, uống cùng bữa ăn.
Sử dụng như thuốc kháng a-xít: Liều không quá 7g/ ngày.
Canxi có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc khác, không uống canxi cacbonat trong vòng 1-2 giờ sau khi dùng các loại thuốc khác.
Thận trọng
Trước khi dùng canxi cacbonat, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với canxi carbonat hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng. Canxi có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc khác, không uống canxi cacbonat trong vòng 1-2 giờ sau khi dùng các loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có bệnh dạ dày hoặc bệnh thận.
Tương tác với các thuốc khác
- Canxi có thể cản trở cơ thể hấp thu một số loại thuốc. Canxi liên kết với kháng sinh quinolone (ví dụ, ciprofloxacin) và tetracycline (ví dụ, Sumycin) trong ruột và có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ các thuốc này.
- Các sản phẩm có chứa calcium carbonate làm giảm độ axit trong dạ dày, gây giảm hấp thu sắt.
- Canxi liên kết với sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate, một loại thuốc dùng để giảm nồng độ kali), do đó có thể can thiệp vào hoạt động của Kayexalate.
- Thời gian giãn cách giữa Canxi cacbonat và các thuốc này phải > 2 giờ.
Tác dụng phụ
Đau dạ dày, nôn, đau bụng, ợ hơi, táo bón, khô miệng, đi tiểu nhiều, ăn mất ngon, miệng có vị kim loại. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Dược động học/Dược lực
Dược động học
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hòa chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai Henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca+2, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hòa nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Dược lực
Calci gluconat tiêm (dung dịch 10%; 9,47 mg hoặc 0,472 mEqCa+2/ml) là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: Co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm tĩnh mạch, không được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da (trừ trường hợp điều trị ngộ độc acid hydrofluoric) hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và/hoặc tróc vảy và apxe.
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
Hạ calci huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về calci nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: Co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong nhuyễn xương bao gồm mềm xương, đau kiểu thấp trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.
Việc bổ sung calci được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calci. Uống calci gluconat tan trong nước lợi hơn dùng muối calci tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2.
Calci gluconat tiêm cũng được dùng trong trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric. Các cation hóa trị 2 (thí dụ calci) cũng có thể liên kết với fluorid tự do và do đó giải độc HF khi tiêm calci gluconat.
Dạng gel calci gluconat dùng tại chỗ là biện pháp hàng đầu để điều trị bỏng acid hydrofluoric trên da sau khi đã tưới rửa vết bỏng. Trong trường hợp bỏng vừa đến bỏng nặng ở tay và chân, cần truyền calci gluconat vào động mạch, đặc biệt ở người bệnh có đau kéo dài, sau khi đã tưới rửa vết bỏng và đã bôi gel calci gluconat tại chỗ.
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.