Betacortin - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Betacortin

Thông tin cơ bản thuốc Betacortin

Dạng bào chế

Kem

Quy cách đóng gói

Hộp 1 tuýp 10 gam gel bôi da

Thành phần

Crotamiton

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Kem crotamiton 10%, tuýp 30g, 40g, 100g
  • Hỗn dịch uống ngoài crotamiton 10%, lọ 100ml.

Điều kiện bảo quản

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không để đông lạnh. Hỗn dịch dùng ngoài cần lắc kỹ trước khi dùng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Điều trị ghẻ, nhưng hiệu quả kém, nên hiện nay ít được chỉ định.
  • Điều trị ngứa do dị ứng, do côn trùng đốt, nhưng hiệu quả kém, nên thường được chỉ định dùng trong ngứa dai dẳng sau khi đã điều trị khỏi ghẻ bằng các thuốc khác tác dụng hơn.
  • Thuốc được dùng điều trị chứng ngứa, tuy nhiên chưa có các nghiên cứu có kiểm soát về tác dụng này.

Chống chỉ định

  • Có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc.
  • Bị kích ứng do bôi thuốc.
  • Viêm da chảy nước cấp tính.
  • Thuốc không được chỉ định điều trị bệnh chấy rận.

Liều dùng và cách dùng

Thuốc chỉ được dùng ngoài, hỗn dịch crotamiton cần được lắc kỹ trước khi dùng.

  • Điều trị ghẻ:
    • Bệnh nhân cần được tắm sạch bằng xà phòng, rửa sạch hết các vảy da, sau đó lau khô người. Bôi một lớp mỏng kem hoặc hỗn dịch dùng ngoài crotamiton 10% lên toàn bộ bề mặt da của cơ thể từ cổ tới chân, bao gồm cả gan bàn chân của trẻ chưa biết đi, chú ý đặc biệt đến các nếp gấp da (nách, bẹn, kẽ ngón chân, ngón tay…) và xoa nhẹ nhàng. Không được bôi thuốc vào mặt, mắt, miệng, niêm mạc và lỗ niệu đạo. Người lớn mỗi lần bôi khoảng 30g kem là đủ. Trẻ em cần dùng ít hơn.
    • Bôi thuốc lần thứ hai sau 24 giờ. Thuốc có thể được bôi 05 ngày liền liên tiếp. 48 giờ sau lần bôi thuốc cuối cùng, người bệnh tắm để loại bỏ hết thuốc. Nên bôi thuốc buổi tối.
    • Có thể nhắc lại điều trị sau 7 – 10 ngày nếu xuất hiện lại tác nhân gây bệnh hoặc có những tổn thương mới. Chỉ cho phép điều trị thêm nếu thấy rõ có con ghẻ sống.
    • Cần chú ý sau khi điều trị bằng crotamiton, người bệnh có thể còn bị ngứa kéo dài thêm một đến vài tuần do mẫn cảm với con ghẻ. Triệu chứng này không có nghĩa là điều trị thất bại và không nên dùng lại thuốc.
    • Quần áo và chăn màn của người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh tái nhiễm bệnh. Không nhất nhiết phải tẩy trùng khu vực sinh sống của người bị bệnh.
  • Điều trị ngứa: Bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương và xoa nhẹ nhàng, 2 – 3 lần/ngày. Với trẻ em dưới 3 tuổi, bôi thuốc 1 lần/ngày.

Thận trọng

  • Không bôi thuốc lên vùng da đang bị viêm, bề mặt da bị trầy xước chảy máu, rỉ nước cho tới khi tình trạng viêm đã đỡ hẳn. Nếu người bệnh bị kích ứng hay có biểu hiện quá mẫn do bôi thuốc, cần ngừng thuốc ngay và có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Không bôi thuốc lên những vùng gần mắt, miệng và các niêm mạc khác hoặc lên vùng bị trợt da. Nếu bị dính thuốc vào mắt, xung quanh mắt, miệng, xung quanh miệng phải rửa thật sạch với nhiều nước.
  • Hiệu quả và độ an toàn của thuốc khi dùng cho trẻ em chưa được xác định.

Tác dụng phụ

Khi bôi ngoài với liều dùng phù hợp, thuốc có độc tính rất thấp.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000: Các biểu hiện kích ứng nhẹ tại chỗ như mẩn ngứa, viêm kết mạc. Dùng kéo dài có thể gây dị ứng da nhạy cảm.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Không có các thông tin về hấp thu toàn thân của crotamiton khi dùng ngoài da.

Dược lực

Cơ chế tác dụng diệt ghẻ và trị ngứa của crotamiton chưa được biết.

Crotamiton diệt được con ghẻ Sarcoptes scabiei ở người, nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc hiệu quả hơn được ưa dùng như permethrin, lindan hoặc hơn diethylphtalat. Ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người bị viêm da diện rộng, permethrin 5%, crotamiton 10% và một số thuốc diệt ghẻ khác được ưa dùng hơn lindan 1% vì tiềm năng gây độc của lindan. Với những đối tượng nói trên, trước đây crotamiton được coi là thuốc diệt ghẻ lựa chọn ưu tiên, nhưng hiện nay permethrin 5% là thuốc được ưa dùng hơn vì ít hấp thu qua da và tương đối an toàn khi bôi. Các thuốc diệt ghẻ, bao gồm cả crotamiton, không hiệu quả trong dự phòng bệnh ghẻ.

Sức để kháng crotamiton của Sarcoptes scabiei chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Quá liều và cách xử trí

Chưa có thông tin về quá liều crotamiton khi dùng bôi ngoài da, tuy nhiên đã có báo cáo 1 trường hợp bị bệnh xanh tím sau khi bôi nhiều kem crotamiton.

Nếu uống crotamiton có thể gây đau rát như bỏng, kích ứng ở miệng, thực quản, niêm mạc dạ dày cùng các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đau bụng. Đã có 1 trường hợp người bệnh 23 tuổi bị co giật sau khi uống crotamiton, phải điều trị bằng diazepam.

Xử trí quá liều: không có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp uống crotamiton. Áp dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa như rửa dạ dày, uống than hoạt… Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Khác

Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng thuốc nếu người bệnh bị kích ứng da nặng hoặc có biểu hiện của quá mẫn do bôi thuốc.