Răng trẻ bị hỏng vì 5 quan niệm sai lầm của cha mẹ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Răng trẻ bị hỏng vì 5 quan niệm sai lầm của cha mẹ

Đó là một khoảng thời gian dài. Vì thế nó đóng vai trò không nhỏ, ảnh hưởng đến vấn đề nhai nuốt để cơ thể có dinh dưỡng phát triển toàn diện. Khi nhai nuốt tốt thì xương hàm sẽ vận động và khỏe hơn nếu răng bị hỏng và ăn những thức ăn nhẹ.

Cái răng cái tóc là góc con người, thật may mắn khi sinh ra bạn đã có hàm răng đẹp không phải chỉnh hàm hay niềng răng, nhưng với những quan niệm sai lầm có thể khiến hàm răng lẽ ra đẹp tự nhiên biến thành xấu tự nhiên hoặc nhân tạo. Không ít bố mẹ đã rất hối hận khi phải chi số tiền rất lớn để chỉnh sửa hàm răng cho con chỉ vì những quan niệm sai lầm khi con còn bé.

Chưa kể đến khi răng trẻ hỏng thì liên quan đến việc nhai nuốt, có thể khiến trẻ đau nhức thường xuyên, khiến ăn không ngon dẫn đến gầy còm, hoặc giao tiếp khó khăn hàm răng không đẹp sẽ không tự tin khi cười. Cùng Tủ Thuốc 24h tham khảo 5 điều đó là gì nhé.

1. Bố mẹ nghĩ rằng răng sữa có bị hư hỏng cũng không sao

Đúng là răng sữa sẽ rụng và thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng không có nghĩa là cứ để nó bị hư hỏng một cách tự nhiên. Bạn thử nghĩ xem có phải thời gian răng sữa tồn tại cùng sự phát triển của trẻ, đến khi thay răng đầy đủ hết là 10 năm không, từ năm 2 tuổi bắt đầu mọc răng sữa và đến khoảng 12 tuổi sẽ thay hết toàn bộ bằng răng vĩnh viễn. Đó là một khoảng thời gian dài. Vì thế nó đóng vai trò không nhỏ, ảnh hưởng đến vấn đề nhai nuốt để cơ thể có dinh dưỡng phát triển toàn diện. Khi nhai nuốt tốt thì xương hàm sẽ vận động và khỏe hơn nếu răng bị hỏng và ăn những thức ăn nhẹ.

Những bé sở hữu hàm răng sữa chắc khỏe thì cơ thể của các em cũng tương đối khỏe mạnh, xương hàm phát triển tốt, gương mặt hài hòa, tính cách hoạt bát, vui tươi. Ngược lại, những trẻ bị sâu răng sữa nghiêm trọng thường dễ ốm yếu, vóc dáng nhỏ, phần hàm mặt phát triển không hài hòa.

Một điều đáng lưu ý là nếu răng trước bị sâu nhiều hoặc bị tổn hại do ngoại thương thì sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng gây đến thẩm mỹ gương mặt và phát âm của trẻ, từ đó khiến các em nảy sinh tâm lý tự ti và không muốn giao tiếp với người khác.

Chưa dừng lại ở đó, sự tồn tại của răng sữa không chỉ có tác dụng "giữ chỗ" cho răng vĩnh viễn mà còn đóng vai trò "định hướng" cho răng vĩnh viễn mọc lên và có lợi cho sự hình thành của nhóm răng này.

Do đó, việc răng sữa sâu hỏng hoặc bị tổn hại do ngoại thương mà sứt mẻ hoặc bị rụng có thể sẽ làm lệch vị trí của các răng bên cạnh, khiến không gian của chiếc răng này bé lại hoặc biến mất, gây khó khăn cho răng vĩnh viễn mọc lên. Răng sữa rụng sớm sẽ không còn tác dụng "định hướng" cho răng vĩnh viễn, khiến răng dễ rơi vào tình trạng mọc khó, mọc sai vị trí.

2. Khi nào con bị đau răng mới đến nha khoa

Có khá nhiều người tin tưởng rằng chỉ cần dạy trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày thì sẽ không có vấn đề gì cả. Vì vậy có không ít phụ huynh bỏ qua bước khám răng định kỳ mà chỉ đưa con mình tới gặp nha sĩ khi các bé có cảm giác đau răng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bé bị sâu đến tủy và chân răng mới được đưa đến điều trị.

Các chuyên gia nha khoa đã chỉ ra rằng, cho dù sử dụng bàn chải đánh răng loại tốt nhất và đánh răng đúng cách nhất thì cũng chỉ có thể loại bỏ 60-70% mảng bám trong khoang miệng. Trong khi đó, các mảng bám này lại là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ.

Do vậy, cho dù bạn có hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách và đều đặn thì vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh sâu răng.

Ngoài ra, răng không bị đau không có nghĩa là răng không sâu. So với răng vĩnh viễn, các dây thần kinh răng ở răng sữa tương đối thưa thớt, vì vậy chức năng cảm nhận đối với cái đau của nhóm răng này cũng yếu hơn. Bởi thế nên răng sữa cho dù sâu đến tủy thì trẻ cũng rất khó cảm nhận được.

Để bảo vệ hàm răng chắc khỏe của con em mình, chuyên gia kiến nghị các bậc phụ huynh nên mang con đến nha khoa kiểm tra định kỳ và có thể kịp thời phát hiện sâu răng cũng như sớm tiến hành chữa trị.

Theo đó, trẻ 0-5 tuổi nên kiểm tra răng mỗi 2-3 tháng, trẻ 6-12 tuổi thì nửa năm kiểm tra một lần, trẻ 12 tuổi trở lên kiểm tra răng một lần mỗi năm.

3. Sai lầm khi nghĩ đứa trẻ nào cũng có thể trám kẽ răng hoặc hàn răng

Hiện nay, các trường tiểu học đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và triển khai các chương trình bảo vệ sức khỏe răng lợi cho trẻ em, trong đó có việc khuyến khích phụ huynh cho trẻ hàn răng.

Tuy nhiên, phương pháp chống sâu răng bằng hàn răng hoặc trám kẽ răng không phải là cách thích hợp với tất cả các trẻ em.

Để có thể tiến hành thực hiện phương pháp này, con trẻ nhà bạn cần đảm bảo đã mọc đầy đủ răng sữa. Bởi nếu có một số răng vẫn bị phần lợi che khuất thì việc hàn răng sẽ không có hiệu quả.

4. Sai lầm khi nghĩ cấm ăn đồ ngọt là bảo vệ răng

Vì mục đích phòng trẻ mắc bệnh sâu răng nên không ngần ngại "tước đoạt" quyền lợi ăn các thực phẩm có đường của con em mình. Kỳ thực, với một chế độ ăn đồ ngọt hợp lí và khoa học, chúng ta vẫn có thể để trẻ thưởng thức những món ăn vặt ngọt ngào mà vẫn phòng chống được sâu răng.

Ví dụ, nếu so sánh cùng một số lượng đồ ngọt như nhau, thì người chỉ ăn hết toàn bộ số đồ này trong một lần sẽ có nguy cơ mắc bệnh sâu răng thấp hơn nhiều so với những người liên tục ăn chúng trong thời gian dài.

Nguyên nhân là bởi, thường xuyên ăn đồ ngọt sẽ khiến khoang miệng luôn ở trong môi trường có tính acid. Điều này càng dễ khiến vi khuẩn sinh sôi và dẫn đến sâu răng. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ ăn hết số khẩu phần đồ ngọt trong một thời gian cố định mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Sau khi ăn xong đồ ngọt còn cần căn dặn các em phải đánh răng và súc miệng kỹ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ không nên lầm tưởng rằng chỉ có các loại kẹo và socola mới có chứa nhiều đường. Những thực phẩm khác như bánh quy, bánh mì, cơm, mì cùng với các loại trái cây đều có chứa hàm lượng đường nhất định. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số trẻ vẫn mắc bệnh sâu răng dù không ăn kẹo.

Do đó, trẻ không chỉ chỉ cần hấp thu đường một cách có khoa học mà còn phải ăn một cách hợp lý. Thường xuyên ăn đồ có đường trong thời gian quá lâu, tần suất ăn quá cao đều dễ dẫn đến sâu răng.

5. Vì sao phải đợi đến 12 tuổi mới niềng răng

Nhiều người cho rằng 12 tuổi mới là độ tuổi thích hợp để bắt đầu niềng răng. Thế nhưng các chuyên gia khẳng định nếu muốn niềng răng cho con trẻ thì không nhất thiết phải đợi đến mốc ấy, mà thời điểm niềng răng còn cần xem xét tới tình trạng mọc răng của trẻ để quyết định.

Nếu hàm răng của bé không quá lệch lạc, gia đình có thể sử dụng một số dụng cụ chỉnh nha có thể tháo lắp để từ từ điều trị mà không cần để trẻ mang niềng.

Tuy nhiên, nếu con nhà bạn có biểu hiện răng mọc lệch lạc quá nhiều thì nên sớm tiến hành niềng răng cho trẻ.

Các chuyên gia nha khoa cũng kiến nghị rằng, để trẻ có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên giúp trẻ bỏ các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nhai không kỹ… để tránh ảnh hưởng đến hàm răng của các bé.

TuThuoc24h.net