Cuộc sống gia đình không thể tránh khỏi phong ba bão táp, vượt qua được hay không, không chỉ là sự cố gắng của một người, và nếu sự cố gắng của một người thì đau khổ không chỉ riêng người đó mà còn cả những trái tim non nớt luôn sống trong nơm nớp sợ hãi.
Đôi khi phụ nữ vì yêu chồng, vẫn nuôi hy vọng chồng thay đổi mà yêu mình, hoặc không tự tin khi trong tay không có công việc, tiền của để dứt áo ra đi nuôi con mà không cần chồng, sợ hàng xóm dị nghị, sợ cha mẹ đau lòng, sợ và sợ… rất rất nhiều lý do và họ gom hết tất cả những điều đó đặt cho nó với lý do không muốn con không có đầy đủ cha mẹ, cũng không phải không có trường hợp này nhưng đa số đều là vịn vào lý do suy nghĩ cho con, đem sự nhu nhược, cam chịu đổ lỗi hết cho con, họ có bao giờ nghĩ con cái sẽ như thế nào khi mẹ chịu trận đòn tàn nhẫn mà lý do vì nghĩ cho con, có nghĩ rằng con rất đau lòng khi cha đuổi mẹ ra khỏi nhà, nhưng mẹ vẫn chịu đánh để ở lại và sống trong sợ, hãi lủi thủi không dám thở mạnh. Có biết rằng không khí đó với 1 đứa trẻ nó khủng khiếp thế nào không.
Cùng đọc câu chuyện của một độc giả và cảm nhận đúng hơn về đứa con bé nhỏ của mình, hãy suy nghĩ thật kỹ nếu thấy việc nuôi dạy con khó khăn chúng ta có thể đừng sinh con ra, nhưng nếu đã sinh ra hãy có trách nhiệm, đừng để con cảm thấy tổn thương như câu chuyện dưới đây.
"Mẹ à, nếu muốn đi cứ đi, mẹ có thể dẫn chúng con đi hoặc không, cha chỉ ghét mẹ chứ không ghét con, mẹ đừng lo lắng, mẹ có thể sống tốt nếu không có cha mẹ à, mẹ có thể làm giúp việc cho nhà người ta, vì mẹ ở nhà vừa lo việc nhà, lo việc nội ngoại của ba, chăm sóc con cái, khi em con còn nhỏ mẹ vẫn phải làm hết mọi việc trong nhà và làm việc đồng án, còn khổ hơn giúp việc nhưng vẫn bị đánh, bị chửi, mỗi lẫn ba mắng ba đều nói mẹ chỉ mang cái mạng tới ở, không sắm được cái chén, nhưng ngôi nhà xây lên sau khi con ra đời, thật bất công cho mẹ, vì ba làm việc có lương mỗi tháng, tuy không nhiều nhưng quyền hành của người đàn ông mặc định là vậy. Mẹ có thể phụ quán cơm mẹ làm rất giỏi việc này, mẹ có thể làm công nhân, bán vé số… tất cả những người tật nguyền họ cũng có việc để làm, ít nhất họ đi bán vé số, mẹ sợ điều gì mà mẹ lại không dám ra đi, đừng đổ lỗi cho tụi con, tụi con không hề mong muốn điều này. Có lần nghe mẹ nói với dì tám “có mấy đứa nhỏ không biết phải làm sao, phải chịu thôi”, con và em buồn lắm, mẹ chịu bị đánh là do con sao, mẹ bị đuổi nhưng vẫn ở lại là do con sao. Là do tụi con mà mẹ như vậy sao.
Cuộc chiến giữa cha và mẹ nó còn làm đau lòng người hơn chiến tranh, chiến tranh con có thể một mực chửi kẻ thù, được quyền căm thù, nhưng cuộc chiến giữa cha và mẹ là cuồng phong trong lòng chúng con, cha rất thương con nhưng cha không thương mẹ, mẹ lại rất quan tâm lo lắng cho cha, con không hiểu vì sao như thế, và con đỗ hết là do số phận, do kiếp trước. Con đã nói với mẹ “mẹ ơi ly hôn đi” rồi mình về nhà ngoại, nhưng mẹ không chịu và mẹ nói với mọi người là vì tụi con, tụi con khổ sở, tụi con sợ hãi, đau lòng, chỉ cúi mặt, là vì vậy hả mẹ.
con ghét thấy cha mẹ vui vẻ, trông như giả tạo, cười nói với nhau làm gì rồi cũng đánh chửi nhau
Cuộc sống có những khi vui, dĩ nhiên những ngày bình thường và êm đềm nhiều hơn ngày cãi nhau đánh nhau, nhưng tụi con rất lạ là không hề vui khi thấy cha mẹ vui vẻ, dường như cảm giác đau lòng và không vui là cảm giác chính ngự tri trong lòng của chúng con từ khi con hiểu chuyện đến giờ, con ghét thấy cha mẹ vui vẻ, trông như giả tạo, cười nói với nhau làm gì rồi cũng đánh chửi nhau, dù biết đó là thật.
Mẹ đừng than vãn khóc lóc về cha với chúng con, con biết lắng nghe mẹ là cách giải tỏa tâm trạng buồn cho mẹ, nhưng mẹ kể ra làm chúng con đau lòng lắm, con rất thương mẹ, ai làm mẹ buồn lòng là kẻ thù, là người đáng ghét của chúng con, nhưng con không được quyền ghét ba, không được quyền căm thù ba, ba thương chúng con, ba dành những điều tốt đẹp cho chúng con, trừ sự bình thường mà những nhà khác có mà nhà mình không có, con không biết nó là gì, lần nào mẹ kể chúng con cũng khuyên mẹ ly hôn đi, con không muốn thấy mẹ bị như vậy nữa, nhưng mẹ lại mắng chúng con không được nói như vậy. Ghét-không ghét, thương-không thương, hận-không hận nó ám ảnh vây quanh tuổi thơ con, bủa vây sự trưởng thành của con. Đôi khi ước mình chỉ là đứa trẻ mồ côi đang sống ở cô nhi viện, hay ở trong chùa ngày ngày tụng kinh ăn chay quét lá đa có khi sướng hơn, mong ước đi thật xa, để khỏi thấy cảnh cha hét to cả làng nghe thấy, mẹ cắn răng chịu đựng, mẹ chỉ cần nói 1 câu thôi là cha đánh mẹ, mà không nói cũng bị đánh, rồi cha giận mấy ngày, nhà cửa u ám, cơm nước xong mỗi lần mời cha ăn cơm là tụi con tị nạnh nhau, sợ lắm cha mẹ ơi, cha im ắng không thèm trả lời, tụi con đói ăn thì cha chửi hỗn láo, mẹ chỉ dám ăn sau đó, có khi cha biết mẹ chưa ăn nên ăn xong cha đòi đổ hết cho heo.
Ngày còn bé nhìn vào ai cũng nói “ba mẹ không ra gì mà mấy đứa nhỏ ngoan ngoãn, tội ghê", rồi lúc ba mẹ không có ở đó họ dành sự quan tâm, đi đám tiệc đông người thì họ gắp cho ăn, họ làm đầy tô lên như bình thường không được ăn, họ nói tội nghiệp, họ nói thương quá, họ nói xấu cha này nọ,..rồi hỏi đủ thứ như nhà báo tìm kiếm thông tin, rồi đặt giả thuyết "lỡ ba mày đánh má mày chết rồi cưới vợ nhỏ về hai đứa chịu không" không bao giờ quên được, có những người lớn như vậy. Họ tưởng như vậy là khen, là quan tâm, cảm thông nhưng thật ra là thương hại, chê cười nhà mình, chạm vào nỗi đau tụi con khóc họ mới hả dạ và im. Chỉ mong họ đối xử với chúng con như những đứa trẻ bình thường, có cha mẹ bình thường.
Khi tai họa ập tới, em trai mang tội đánh người gây thương tích, hai chị em sống yêu thương nhau lắm, động viên nhau, thân thiết với nhau, hiểu nhau qua từng ánh mắt đau buồn, cha mẹ có biết vì sao em ra nông nỗi vậy không, con rất hận cả cha và mẹ, cha tàn nhẫn, mẹ cam chịu, các người đổ lỗi vì chúng con mà sống như kẻ thù trong một nhà, để rồi lòng bực tức dồn nén lại, em bị bạn bè trêu chọc, giễu cợt, diễn tả cảnh ba đánh mẹ, xé áo mẹ giữa đường, nó đã im lặng rất nhiều lần trước đó và lần này cũng vậy, nhưng càng im lặng chúng nó càng nói nặng hơn, mang cả mẹ ra giễu cợt, nó đánh bạn đẩy bạn rất mạnh không may đập đầu vào tường và bị thương rất nặng, may mà qua khỏi nhưng đã tốn kém nhà mình rất nhiều tiền, thật tội cho ba mẹ nhưng mà con tội em con hơn.
Cha mẹ đã cho chị em chúng con cuộc sống như địa ngục trần gian, thằng em hiền lành ít nói, mỗi lần cha mẹ đánh nhau thì con luôn mắng em “không lần nào giúp chị can ngăn cha lại, cha đánh trúng chị mấy cái đau quá, em có còn là con mẹ mình nữa không”, nó trả lời “không, em chỉ là em thôi”, mỗi lần cha mẹ đánh chửi nhau, mặt em trai rất buồn, ánh mắt như không còn tha thiết gì cuộc sống, con rất sợ nhìn vào ánh mắt thăm thẳm đó, và giờ đây nó mang vết nhơ đánh người tù tội."
Nhiều lần con ước đây chỉ là giấc mơ thôi, sáng mai sẽ thức dậy thấy 2 chị em con đang ngủ trong chùa
Nhiều lần con ước đây chỉ là ác mộng thôi, sáng mai sẽ thức dậy thấy 2 chị em con đang ngủ trong cô nhi viện, hay trong chùa, cha mẹ vứt bỏ từ nhỏ. Con từng nghĩ có khi là đang ở chùa thèm cảm giác có cha mẹ nên đã ban cho giấc mơ như vậy để không ao ước nữa. Lần nào cũng mong như vậy nhưng giấc mơ dài quá cha mẹ ạ, và không biết đến bao giờ mới hết thúc, con không biết con muốn gì nữa."
Cảm ơn chia sẻ của độc giả tên Kim
Hy vọng bố mẹ của bạn và những bố mẹ trên đời có thể đọc được, đây cũng là điều mà Tủ Thuốc muốn nói, hãy trân trọng những gì đang có, nhưng nếu hạnh phúc đã không chọn ta, không thể vì nhau thì sao lại hành hạ nhau, hãy ra đi trong êm đẹp, đừng để những đứa con là kẻ gánh chịu hết mọi bực tức trong cuộc sống. Trẻ em rất cầm được quan tâm đến vấn đề tâm lý, chính cha mẹ những người bênh cạnh mới hình thành nên nhân cách của con. Bệnh trầm cảm rất nguy hiểm nhưng có nhiều gia đình, trầm cảm là gì họ còn không biết.