Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị còi xương
Còi xương là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho. Bệnh còi xướng nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ có tác hại trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ.
Khi bạn thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Khi trẻ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ đêm, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khóc đêm, ít tóc ở phần thía trước và sau gáy, rụng tóc,.. Nếu có những dấu hiệu này thì nguy cơ trẻ bị còi xương là rất cao.
Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Bệnh còi xương là sự thiếu hụt Vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho trong cơ thể thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho. Những trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ.
Giải pháp cho trẻ bị còi xương
- Để phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo các bà mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần phải tắm nắng thường xuyên, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn uống các thực phẩm giàu vitamin D và canxi để phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ ngay trong bụng mẹ.
- Các bác sỹ cũng khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi kết hợp với cho trẻ ăn dặm. Nếu mẹ mất sữa hoặc sữa ít thì cần được bổ sung cho trẻ bằng sữa bột công thức theo đúng tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn nên cho trẻ uống 2- 3 ly sữa mỗi ngày để trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu.
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Ánh nắng mặt trời là liều thuốc tự nhiên quý giá cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng vitamin D từ ánh nắng mặt trời ngoài giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh, dẻo dai còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế bố mẹ đừng lãng phí liều thuốc bổ quý giá này. Hãy cho trẻ tắm nắng hàng ngày trong khung giờ sáng từ 6 – 9 giờ, chiều từ 4 – 5 giờ.
- Khi trẻ mắc bệnh còi xương, các mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, sữa,...
- Các loại rau củ quả như đậu nành, bông cải, cải xanh, ... cũng giúp trẻ phòng ngừa còi xương, tăng trưởng chiều cao vì các loại rau củ quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, vitamin K giúp trẻ hấp thu tốt các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm…
- Bên cạnh chế độ ăn uống, nếu trẻ mắc còi xương nặng phải cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu dưới dạng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
TuThuoc24h.net