Mọi người thường nghe về ung thư vòm họng vậy đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa? Ung thư vòm họng có chữa được không? Khi mắc bệnh ung thư vòm họng, người bệnh nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi đó cho các bạn.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh chóng và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Loại ung thư ác tính này xuất hiện ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hoặc "ngách hầu". Ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc phải khá cao, đứng thứ 4 trong các loại ung thư nói chung. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%, chiếm một tỷ lệ khá cao so với các bệnh ung thư khác.
Bệnh có biểu hiện tại họng làm người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan không phát hiện kịp thời. Điểm khác biệt là ung thư vòm họng sẽ xuất hiện những triệu chứng cùng một lúc và cấp độ nghiêm trọng sẽ tăng dần. Và thời gian kéo dài triệu chứng so với các bệnh về họng thông thường nên dù có mua thuốc uống thì sẽ không có tác dụng gì cả.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác mà chỉ có thể nghiên cứu và chỉ ra một số các yếu tố làm tăng nguy cơ.
Một số triệu dấu hiệu ung thư vòm họng thường gặp như:
Thay đổi giọng nói.
Sụt cân.
Đau họng, khó khăn trong việc nuốt
Sưng ở vùng cổ.
Thở khò khè, giọng khàn.
Đau phần bên tai.
Sưng các hạch bạch huyết ở cổ là sự trình bày ban đầu ở nhiều người, và chẩn đoán NPC thường do sinh thiết hạch bạch huyết. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến khối u ban đầu bao gồm trismus, đau, viêm tai giữa, xuất huyết do vòm họng mềm, mất thính giác và bại liệt thần kinh sọ (mất ngủ). Tăng trưởng lớn có thể gây tắc nghẽn hoặc chảy máu mũi và "mũi xoắn". Sự lan truyền di căn có thể dẫn đến đau xương hoặc rối loạn chức năng của cơ. Hiếm khi, một hội chứng paraneoplastic về bệnh thoái hoá khớp (bệnh khớp và xương) có thể xảy ra với bệnh phổ biến.
Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
Ung thư vòm họng có lây không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về căn bệnh này. Và câu trả lời cho câu hỏi này là không.
Bệnh ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng ung thư vòm họng có thể có nguy cơ cao xảy ra ở một số người có thói quen sinh hoạt hay lối sống không tốt khi sống chung với những người mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm virus HPV – một loại virus gây bệnh ung thư vòm họng.
Ngoài ra, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng là một con đường khiến lây truyền virus HPV.
Vậy nên, bệnh ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp mà chỉ có thể lây truyền gián tiếp thông qua sự lẫy nhiễm của virus HPV.
Cách chữa ung thu vòm họng
Giống như các phương pháp điều trị ung thư khác, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư vòm họng là hóa trị – xạ trị. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu việc phẫu thuật có thể hiệu quả vì ung thư chưa di căn, tuy nhiên phẫu thuật là ở vòm họng nên mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.
Xạ trị: Xạ trị là cách sử dụng năng lượng cao từ các tia X và proton để đưa bức xạ tới những tế bào ung thư làm hỏng DNA của chúng, từ đó tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị: Hóa trị là cách sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng cùng với xạ trị để điều trị ung thư vòm họng.
Phẫu thuật: Vì tính nguy hiểm của phẫu thuật tại vòm họng nên nó thường không được sử dụng trong ung thư vòm họng.
Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc tây sẽ được bác sĩ kê toa, lên đơn cho bệnh nhân nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
Phương pháp điều trị thay thế
Chữa ung thư vòm họng bằng thuốc nam
Ngoài các phương pháp đã nêu trên, nhiều bệnh nhân mắc ung thư vòm họng vẫn chọn phương pháp chữa ung thư vòm họng bằng thuốc nam. Việc điều trị theo phương pháp này cần phải kiên trì thực hiện thì mới thấy được hiệu quả.
Lá cây trinh nữ
Theo Đông y, lá cây trinh nữ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và điều trị hiệu quả các triệu chứng bất thường ở vòm họng.
Cách dùng: Chọn lấy lá cây tươi giã nát rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày.
Nấm linh chi
Các hoạt chất trong nấm linh chi có tác dụng tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật, có khả năng đào thải độc tố và tiêu diệt khối u. Bạn có thể dùng nấm linh chi để chế biến thành món ăn hoặc nấu lấy nước uống hàng ngày.
Lá đu đủ
Đây là một phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng được rất nhiều người truyền tai nhau sử dụng nhưng vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh công dụng trong việc chữa ung thu của lá đu đủ.
Nhưng với sự lành tính của lá đu đủ, người bệnh vẫn có thể sử dụng bằng cách sắc nước uống hoặc ăn lá đu đủ non hàng ngày.
Cây lược vàng
Cây lược vàng từ xa xưa đã được sử dụng là một vị thuốc trong các bài thuốc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng để chăm sóc sức khỏe. Cây lược vàng còn được nghiên cứu về tác dụng đối với bệnh ung thư, có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào khối u.
Cách dùng: Đối với ung thư vòm họng, người bệnh có thể sử dụng các cách sau:
Rửa sạch, nhai sống với muối, nuốt nước và bỏ bã.
Hấp lá lược vàng và ăn với cơm hàng ngày.
Đem lá lược vàng thái mỏng ngâm rượu, chờ khoảng 1 tháng khi rượu đổi màu đỏ thì sử dụng 3 cốc mỗi ngày trước khi ăn 30 phút .
Đem lá, thân cây phơi khô và pha nước uống hàng ngày thay cho nước chè.
Tuy nhiên, các phương pháp chữa ung thư vòm họng bằng thuốc nam trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân ung thư vòm họng vẫn nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có một thái độ tích cực, quan tâm đến chế độ ăn uống, cung cấp cho cơ thể đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh ung thư vòm họng nên ăn gì?
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ protein: Hàm lượng protein có trong những loại thực phẩm này sẽ giúp cho cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ chất, giúp cải thiện thể trạng, phục hồi sức khỏe sau các đợt điều trị.
Nên ăn những loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A có trong các loại rau củ có màu vàng và màu cam: Rau củ quả tươi là những loại thực phẩm thanh đạm, lành tính, chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, tăng khả năng miễn dịch, phòng tránh viêm nhiễm cho cơ thể. Rau củ quả còn khá mềm, mát và dễ ăn, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho bệnh nhân ung thư vòm họng ăn hàng ngày.
Để hạn chế triệu chứng đau, khó nuốt, nuốt nghẹn khi ăn, nên chế biến thành các món ăn lỏng, mềm, nhẹ, ít dầu mỡ như cháo, súp... để bệnh nhân dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Những người mắc bệnh ung thư vòm họng là những người bị tổn thương vòm họng, việc ăn các thức ăn cứng là điều không thể và như vậy sẽ làm tổn thương thêm vòm họng của bệnh nhân, dẫn đến biếng ăn, lười ăn. Chế biến các thức ăn mềm sẽ giúp người bệnh có thể sử dụng, hấp thu chất dinh dưỡng.
Bệnh nhân ung thư vòm họng thường cảm thấy chán ăn, do đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày thành nhiều bữa trong ngày giúp người bệnh ăn được nhiều hơn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Nên làm đa dạng món ăn hàng ngày, thay đổi thường xuyên về loại, màu sắc, mùi vị để người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn được nhiều thức ăn hơn.
Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, ít dầu mỡ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng tránh viêm loét như các loại rau củ quả: quả la hán, rau chân vịt, mướp đắng,…
Có thể bổ sung một số các loại thực phẩm khi gặp phải các triệu chứng cụ thể như: nếu bệnh nhân bị khan giọng thì nên ăn củ cải, lê, mơ; nếu bị khó nuốt thì nên ăn hạnh nhân, hoa bách hợp; nếu bị khạc ra máu thì ăn bổ sung củ sen, cây kim châm.
Uống đủ nước mỗi ngày nhằm giảm đau nhức trong miệng, cổ họng và giúp dưỡng ẩm cơ thể. Đặc biệt, uống ước ép hoa quả giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, ngăn ngừa bệnh tật. Nước ép hoa quả vừa đảm bảo dinh dưỡng lại thơm ngon, dễ uống rất phù hợp cho các bệnh nhân bị tổn thương vùng họng
Lưu ý về chế độ ăn uống trong thời gian điều trị
Sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều quả hạnh nhân, uống các loại nước ép như: nước ép lê, nước mía, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép kiwi…
Khi xạ trị, bệnh nhân nên ăn những loại rau củ quả tươi, hoặc có thể ăn món nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt…
Khi hoá trị, nên bổ sung các loại thức ăn bổ khí tư âm như cá chép, mộc nhĩ trắng, nấm hương, tổ yến,…
Ngoài các cách chữa bằng xạ trị, hóa trị, bằng thuốc nam và các thực phẩm cần ăn thì xây dựng một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bệnh ung thư vòm họng cải thiện hiệu quả căn bệnh này
Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas và các chất kích thích.
Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối.
Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm tổn thương vòm họng.
Tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ung thư vòm họng là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhưng lại rất dễ mắc, đặc biệt là ở những người có thói quen sống không lành mạnh. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng cảm cúm, sổ mũi diễn ra trong thời gian dài thì cần phải đến bác sĩ để khám và làm xét nghiệm ngay mà không được chủ quan. Bệnh ung thư vòm họng có thể chữa khỏi khi người bệnh còn ở giai đoạn đầu, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là việc vô cùng cần thiết. Còn khi đã mắc bệnh, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để có thể kéo dài thời gian sống, may mắn hơn là chữa trị được bệnh ung thư vòm họng Tuthuoc24h hi vọng rằng với những thông tin tham khảo trên, người bệnh phần nào an tâm điều trị, ngăn chặn bệnh một cách khoa học và hiệu quả nhất