Triệu chứng cảm cúm thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Triệu chứng cảm cúm thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Bệnh cảm cúm là căn bệnh thông thường mà chúng ta hay gặp, đặc biệt là khi có sự thay đổi thời tiết. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu những triệu chứng cảm cúm và cách điều trị chúng ta cần biết dưới đây nhé!

Cảm cúm là một bệnh lý thường gặp theo sự thay đổi của mùa. Nó có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Ngày nay còn có sự xuất hiện của nhiều loại virus khác gây ra các loại cúm khác nhau như cúm gia cầm… Khác với các bệnh nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn, bệnh cảm cúm do virus hiện chưa thuốc đặc trị hữu hiệu. Do đó điều trị cảm cúm vẫn còn là thách thức lớn cho bác sĩ chuyên khoa. Vậy để tìm hiểu rõ hơn vê nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách phòng chống bệnh cảm cúm thì các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến do virus tấn công vào hệ hô hấp của chúng ta
Bệnh cảm cúm thường xuất hiện khi có sự thay đổi thời tiết

Bệnh cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh- mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Người bệnh dưỡng lão 
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau khi sinh
  • Những người có hệ miễn dịch yếu
  • Những người mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
  • Những người rất béo phì, chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.

Nguyên nhân có bệnh cảm cúm?

Bệnh cảm cúm gây ra bởi virus được phân loại A,B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất.

Bạn sẽ nhiễm virus gây bệnh cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loại động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Triệu chứng bệnh cảm cúm?

Khi không may măc phải cảm cúm, người bệnh thường có triệu chứng đau họng, đau tai, sưng hạch
Những triệu chứng của bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường những các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh ( thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắc hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virus. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng. Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi. Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa.
Ngoài ra còn có các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, nhức cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn,...

Những ai thường mắc bệnh cảm cúm?

Cúm là một bệnh hết sức phổ biến, mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Thông thường, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2-3 lần/ năm, trẻ em có thể bị đến 6-7 lần/ năm. Các đối tượng dễ mắc bệnh cúm bao gồm:

  • Trẻ dưới 5 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người bị béo phì nặng
  • Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thân hoặc đái tháo đường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng. Uống thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bạn nhận ra triệu chứng có thể làm giảm thời gian bệnh và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Điều trị cảm cúm bằng cách nào?

Phương pháp: 

 - Thông thường bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh.

 - Bạn có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.

 - Bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm là gì?

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh cảm cúm là tiêm vaccine cúm. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao…

Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà nếu cảm thấy mệt mỏi, tránh nơi tụ tập đông người để phòng việc lây lan virus cho người khác. Ngay cả khi không bị cảm cúm, việc súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi

ngày có thể giúp ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Cuối cùng là dụng cụ giữ độ ẩm cho không khí là công cụ tuyệt vời giúp bạn phòng chống bệnh cảm cúm. Bởi vì virus cúm không thể hoạt động trong môi trường ẩm.

Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh cảm cúm, các bạn có thể ý thức được việc phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm. Ngoài ra các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên ngành để được chữa trị bệnh kịp thời khi gặp triệu chứng lạ bất thường.

TuThuoc24h.net