Ziprasidone - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Ziprasidone

Thông tin cơ bản thuốc Ziprasidone

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị các rối loạn tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt, đặc trưng bởi những lệch lạc trong suy nghĩ, nhận thức và cảm xúc. Ziprasidone giúp quản lý các triệu chứng tâm thần phân liệt như ảo giác thị giác và thính giác, ảo tưởng và hỗ trợ điều trị các triệu chứng như tự cô lập, thờ ơ, có cảm xúc tiêu cực. Ziprasidone cũng được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực.

Chống chỉ định

Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử mắc hội chứng QT kéo dài, bệnh nhân gần đây bị nhồi máu cơ tim cấp tính, bệnh nhân suy tim mất bù hoặc có tiền sử quá mẫn với Ziprasidone.

Liều dùng và cách dùng

Tâm thần phân liệt

Liều khởi đầu thông thường là 20mg, 2 lần/ ngày. Ở một số bệnh nhân, liều sau đó có thể được điều chỉnh tăng lên đến 80mg, 2 lần/ ngày. Chỉ điều chỉnh liều sau ít nhất 2 ngày. Để đảm bảo việc sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, bệnh nhân cần được theo dõi trong vài tuần trước khi điều chỉnh liều lượng. Nên dùng Ziprasidone ngay sau bữa ăn.

Rối loạn lưỡng cực

Điều trị cấp cơn hưng cảm hoặc cơn hỗn hợp: Liều khởi đầu thông thường là 40mg, 2 lần/ ngày, uống ngay sau bữa ăn. Liều sau đó có thể tăng đến 60mg hoặc 80mg, 2 lần/ ngày vào ngày thứ hai của điều trị và sau đó điều chỉnh dựa trên đáp ứng của cơ thể và hiệu quả của thuốc trong phạm vi 40-80mg, 2 lần/ ngày. Điều trị duy trì: Tiếp tục điều trị với liều ổn định, trong phạm vi 40-80mg, 2 lần/ ngày ngay sau bữa ăn. Bệnh nhân cần được đánh giá lại theo định kỳ để xác định sự cần thiết phải điều trị duy trì.

Điều trị cấp cơn kích động của bệnh tâm thần phân liệt: Tiêm bắp, liều khuyến cáo là 10-20mg. Liều 10mg có thể dùng mỗi hai giờ; liều 20mg có thể dùng mỗi bốn giờ, liều tối đa 40mg/ ngày. Không tiêm tĩnh mạch. Nếu điều trị dài ngày được chỉ định, nên uống viên nang Ziprasidone thay thế cho tiêm bắp càng sớm càng tốt.

Thận trọng

Trước khi dùng Ziprasidone, cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng, các thuốc đang sử dụng của bạn. Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.

Tương tác với các thuốc khác

  • Do thuốc có tác dụng phụ kéo dài khoảng QT, không nên phối hợp ziprasidone với thioridazine (Mellaril), quinidine (Quinidex), moxifloxacin (Avelox), pimozide (Orap), sotalol (Betapace), dofetilide (Tikosyn) và sparfloxacin (Zagam) vì có thể làm tăng tác dụng này.Với các hiệu ứng thần kinh trung ương của chính ziprasidone, cần thận trọng khi nó được thực hiện trong sự kết hợp với các thuốc tác động trực thuộc Trung ương khác.
  • Ziprasidone có tiềm năng gây hạ huyết áp, làm tăng tác dụng của thuốc hạ áp nhất định.
  • Ziprasidone có thể vô hiệu hóa tác dụng của các chất chủ vận dopamine và levodopa.
  • Carbamazepine: Carbamazepine là chất cảm ứng CYP3A4, dùng đồng thời Carbamazepine với Ziprasidonelàmgiảm nồng độ Ziprasidone.
  • Ketoconazole: Ketoconazole là chất ức chế mạnh CYP3A4, dùng đồng thời Ketoconazolevới Ziprasidonelàmtăng mạnh nồng độ Ziprasidone. Các thuốc ức chế CYP3A4 khác cũng có tác dụng tương tự.
  • Tương tác với thực phẩm: Hấp thu Ziprasidone tăng lên 2 lần nếu được uống ngay sau bữa ăn.

Tác dụng phụ

  • Buồn ngủ, đau đầu, bồn chồn, lo lắng, táo bón, tiêu chảy, ăn mất ngon, đau cơ, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, tăng cân, không kiểm soát được chuyển động của khuôn mặt, nhịp tim không đều, nổi mẩn hoặc phát ban, sốt, cứng cơ, nhầm lẫn, ra mồ hôi, dương vật cương đau trong nhiều giờ. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ tăng nguy cơ tử vong khi điều trị với Ziprasidone. Thuốc có thể làm tăng ý nghĩ và hành vi tự tử ở người bệnh; kéo dài khoảng QT, gây xoắn đỉnh và / hoặc tử vong; rối loạn điện giải; hội chứng an thần kinh ác tính (NMS),có thể dẫn đến tử vong; rối loạn vận động muộn; tăng đường huyết; rối loạn lipid máu; tăng trọng lượng cơ thể; giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt; động kinh; hạ huyết áp tư thế; tăng cao nồng độ prolactin trong máu.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: buồn ngủ, nói lắp, không kiểm soát được chuyển động của cơ thể. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Tránh ăn bưởi và sử dụng các chế phẩm từ bưởi. Uống nhiều nước.