Vorinostat - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Vorinostat

Thông tin cơ bản thuốc Vorinostat

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Điều trị các biểu hiện ngoài da ở bệnh nhân u lympho tế bào T tiến triển, dai dẳng hoặc tái phát.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với Vorinostat.

Liều dùng và cách dùng

Liều khuyến cáo là 400mg, uống 1 lần/ ngày ngay sau khi ăn. Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc, có thể giảm liều xuống 300mg mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp vào mỗi tuần.

Bệnh nhân suy gan: Giảm liều khởi đầu xuống 300mg/ ngày ở bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình. Chưa xác định được liều cho bệnh nhân suy gan nặng.

Thận trọng

Trước khi dùng Vorinostat, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với vorinostat hay bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu bạn có hoặc đã từng có cục máu đông trong phổi hoặc tĩnh mạch; lượng đường trong máu cao hay bệnh tiểu đường; loạn nhịp tim, bệnh tim, thận hoặc bệnh gan. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Vorinostat có thể gây tăng glucose máu. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong khi dùng vorinostat: khát nước, đi tiểu thường xuyên, đói cùng cực, mờ mắt, yếu ớt, vì lượng đường trong máu cao có thể gây ra tình trạng nhiễm toan xeton, đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị sớm. Các triệu chứng của nhiễm toan xeton bao gồm: khô miệng, đau bụng và nôn mửa, khó thở, hơi thở có mùi trái cây, giảm ý thức.

  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ em chưa được thiết lập.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận: Cần giảm liều thuốc và theo dõi chức năng gan, thận.

Tương tác với các thuốc khác

  • Thuốc chống đông máu: Kéo dài thời gian prothrombin (PT) và chỉ số INR.
  • Các chất ức chế HDAC khác: Gây giảm tiểu cầu nặng và xuất huyết tiêu hóa.

Tác dụng phụ

  • Tiêu chảy, buồn nôn, ăn không ngon, giảm cân, nôn, táo bón, mệt mỏi quá mức, ớn lạnh, thay đổi vị giác, khô miệng, rụng tóc, chóng mặt, sưng chân, bàn chân, hoặc mắt cá chân, ngứa, ho, sốt, đau đầu, đau cơ, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, da nhợt nhạt. Sưng, đỏ, nóng, đau ở chân, đỏ da hoặc thay đổi màu da, đau nhói ngực đột ngột, khó thở, ho ra máu, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, lo lắng. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Thuốc có thể gây tắc mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, suy tủy, giảm tiểu cầu, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, đột biến gen.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Tiếp tục chế độ ăn uống bình thường. Uống nhiều nước.