Taxanzan - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Taxanzan

Tra cứu thông tin về thuốc Taxanzan trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Taxanzan

Số đăng ký

VD-5065-08

Dạng bào chế

Viên nén 2 lớp

Quy cách đóng gói

Hộp 5 vỉ x 20 viên

Thành phần

Paracetamol 325mg, Ibuprofen 200mg

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Giảm các cơn đau nhức ở cơ và xương từ nhẹ đến trung bình: trẹo cổ, đau răng, đau vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, thấp khớp, đau cơ, bong gân; các chấn thương như gãy xương, trật khớp, đau sau phẫu thuật; đau bụng kinh, nhức đầu.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. 
  • Có tiền sử phản ứng quá mẫn (co thắt phế quản, phù mạch, hen suyễn, viêm mũi, hoặc nổi mày đay) khi sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). 
  • Có tiền sử hoặc bị loét hay xuất huyết đường tiêu hóa. 
  • Bệnh nhân có rối loạn trong đông máu. Người mắc bệnh tạo keo, giảm thể tích tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi tiểu hay suy thận, bệnh nhân hen suyễn. 
  • Suy gan nặng, suy thận nặng có Clcr < 30 ml/ phút, suy tim sung huyết. 
  • Dùng chung với các thuốc có chứa paracetamol, NSAID khác. 
  • Trẻ em dưới 18 tuổi. 
  • Trong 3 tháng cuối của thai kỳ

Liều dùng và cách dùng

Người lớn: 1 – 2 viên x 3 lần/ngày.

Trong các trường hợp mãn tính: 1 viên x 3 lần/ngày.

Nên uống sau bữa ăn.

Thận trọng

  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau: 
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai sáu tháng đầu, người bị bệnh lý dạ dày - ruột hay viêm đại tràng mạn tính. 
  • Bệnh nhân bị hen suyễn, tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng với các NSAID khác. 
  • Người bệnh tim mạch, suy thận, suy gan, bệnh gan do rượu, xơ gan. 
  • Bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát, suy tim sung huyết, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não. 
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống và bệnh mô liên kết hỗn hợp. 
  • Đối với thuốc chứa paracetamol: Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). 
  • Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao. 
  • Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện của các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng Hapacol pain ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. 

Tương tác với các thuốc khác

  • Không sử dụng đồng thời với các thuốc có chứa acetylsalicylic (liều trên 75 mg/ ngày), paracetamol hoặc NSAID khác. 
  • Thuốc làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và coumarin. 
  • Paracetamol làm tăng nồng độ của cloramphenicol. 
  • Cholestyramin làm giảm hấp thu paracetamol. Metoclopramid và domperidon làm tăng sự hấp thu của paracetamol. 
  • Dùng ibuprofen với corticosteroid làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét dạ dày tá tràng. 
  • Sử dụng đồng thời ibuprofen với thuốc chống kết tập tiểu cầu, các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) làm gia tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa. Dùng đồng thời ibuprofen với ciclosporin, thuốc lợi tiểu, tacrolimus làm tăng độc tính trên thận. 
  • Ibuprofen làm giảm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, mifepriston; làm tăng nguy cơ co giật của kháng sinh nhóm quinolon. 
  • Zidovudin làm gia tăng nguy cơ độc tính huyết học với NSAID. 
  • Sử dụng đồng thời ibuprofen với glycosid tim có thể làm trầm trọng thêm suy tim, giảm độ lọc cầu thận và làm tăng nồng độ glycosid tim trong huyết tương. 
  • Ibuprofen làm giảm thải trừ lithi, methotrexat.

Tác dụng phụ

  • Thử nghiệm lâm sàng với sản phẩm này đã không chỉ ra bất kỳ tác dụng không mong muốn khác hơn so với ibuprofen hoặc paracetamol đơn độc. 
  • Thường gặp: mẩn ngứa, ngoại ban; sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn. 
  • Ít gặp: phản ứng dị ứng, viêm mũi, nổi mày đay; đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển; lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác, thính lực giảm; thời gian chảy máu kéo dài; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu. 
  • Hiếm gặp: hội chứng Steven-Johnson, rụng tóc; trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc; rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu. 
  • Nguy cơ huyết khối tim mạch (xem thêm phần Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc). 
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.