Salbumol 4mg - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Salbumol 4mg

Tra cứu thông tin về thuốc Salbumol 4mg trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Salbumol 4mg

Số đăng ký

V597-H12-05

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

viên nén, chai 100 viên, Hộp 2 vỉ x 10 viên, Hộp 10 vỉ x10 viên

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Hàm lượng các dạng thuốc được tính theo salbutamol base.
  • Viên nén 2mg, 4mg; thuốc tiêm 0,5mg/ ml; 5mg/5ml; đạn trực tràng 1mg.

Điều kiện bảo quản

Tránh ánh sáng. Dung dịch có thuốc sau khi pha xong phải được dùng trong 24 giờ. Thuốc đạn phải được để ở nơi có nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Giảm co thắt phế quản trong các dạng hen phế quản, trong viêm phế quản & khí phế thũng.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Liều dùng và cách dùng

– Liều dùng: ,+ Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 2 – 4 mg. ,+ Trẻ 6 – 12 tuổi: 2 mg. ,+ Trẻ 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg. ,– ,Cách dùng: , ,3 – 4 lần/ngày.

Thận trọng

  • Khi điều trị chuyển dạ sớm, có nhiều nguy cơ phù phổi nên phải giám sát tình trạng giữ nước và chức năng tim phổi của người bệnh. Phải truyền dịch với lượng tối thiểu (thường dùng dung dịch glucose 5%, tránh dùng dung dịch natri clorid 0,9%) và phải ngừng ngay thuốc và cho thuốc lợi tiểu nếu có triệu chứng đầu tiên của phù phổi.
  • Phải nhớ là liều dùng tương đối cao nên dễ gây ra các tác dụng không mong muốn cho người mẹ như tim đập nhanh, hạ huyết áp, nôn, tăng glucose huyết, giảm kali huyết và nghiêm trọng hơn, thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp và phù phổi. Thuốc phải được dùng tại bệnh viện, dưới sự giám sát theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

  • Không nên kết hợp với halothan vì làm tử cung đờ thêm và tăng nguy cơ chảy máu; ngoài ra còn có thể gây loạn nhịp tim nặng do làm tăng phản ứng lên tim. Nếu phải gây mê bằng halothan thì tạm ngừng điều trị salbutamol.
  • Phải thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc chống đái tháo đường, vì thuốc kích thích beta làm tăng đường huyết. Nếu phối hợp, phải tăng cường theo dõi máu và nước tiểu. Có thể chuyển sang dùng insulin.

Tác dụng phụ

Rung nhẹ cơ xương đặc biệt ở bàn tay, đánh trống ngực & chuột rút cơ.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Salbutamol có tác dụng kích thích chọn lọc lên thụ thể beta2 (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu). Tác dụng lên thụ thể beta1 (có ở cơ tim) kém hơn rất nhiều. Do tính chọn lọc đó mà với liều điều trị thông thường, tác dụng của salbutamol lên tim không đáng kể. Với liều điều trị thường dùng, salbutamol kích thích các thụ cảm beta2 ở các sợi cơ trơn của tử cung, do đó làm giảm biên độ, tần số và thời gian co cơ tử cung.

Nếu dùng theo đường uống salbutamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, một lượng thuốc lớn qua gan rồi vào máu, do đó khả dụng sinh học tuyệt đối của salbutamol khoảng 40%. Nồng độ trong huyết tương đạt mức tối đa sau khi uống 2 - 3 giờ. Chỉ có 5% thuốc gắn vào các protein huyết tương. Nửa đời của thuốc từ 5 đến 6 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc được chuyển hóa thành các dạng sulfo liên hợp (không hoạt tính). Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu (75 - 80%) dưới dạng hoạt tính và các dạng không hoạt tính.

Nếu tiêm vào tĩnh mạch, nồng độ thuốc trong máu đạt ngay mức tối đa, sau đó giảm dần theo dạng hàm số mũ. Gần 3/4 lượng thuốc thải qua thận, phần lớn dưới dạng không biến đổi.

Nếu truyền tĩnh mạch, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt tới mức cao, phẳng và ổn định. Khi ngừng truyền, nồng độ thuốc trong huyết tương giảm dần theo dạng hàm số mũ. Gần 3/4 lượng thuốc được thải qua thận, phần lớn là dưới dạng không biến đổi.

Nếu đặt trong trực tràng, thuốc được hấp thu tốt ở niêm mạc trực tràng. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt tới mức tối đa sau khi đặt thuốc từ 3 đến 5 giờ. Chỉ có ít hơn 10% thuốc gắn với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc là từ 3 đến 5 giờ. Khoảng 50% lượng thuốc được chuyển hóa thành các dạng sulfo liên hợp (không hoạt tính) và đào thải chủ yếu qua nước tiểu.

Nếu tiêm dưới da, nồng độ tối đa của thuốc trong huyết thanh xuất hiện sớm hơn so với dùng theo đường uống. Khả dụng sinh học là 100%, nửa đời của thuốc là 5 - 6 giờ. Khoảng 25 - 35% lượng thuốc đưa vào được chuyển hóa dưới dạng không hoạt tính. Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính và các dạng không hoạt tính.

Quá liều và cách xử trí

Khi dùng thuốc quá liều, các triệu chứng sau đây tăng lên: Tim đập nhanh, huyết áp thấp, run, toát mồ hôi, vật vã. Ðể điều trị quá liều, có thể cho thuốc ức chế beta nếu cần thiết. Cần tăng cường theo dõi ở người bị hen, bệnh phổi - phế quản mạn tính tắc nghẽn, đái tháo đường và suy tim.