Poliomyelitis vaccine - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Poliomyelitis vaccine

Thông tin cơ bản thuốc Poliomyelitis vaccine

Dạng bào chế

Vắc xin

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm 0,5 ml.

Vaccin thuộc loại virus bại liệt đã mất hoạt lực.

Chủng virus: Salk hoặc Lepine (IVV).

Kháng nguyên virus bại liệt được điều chế dưới dạng hỗn dịch đậm đặc bao gồm 3 typ 1,2 và 3 của virus bại liệt đã mất hoạt lực bằng nhiệt và formaldehyd.

Thành phần khác: Streptomycin, neomycin, polymyxin B, phenoxymethanol tối đa 1%, formaldehyd tối đa 0,1 ml/liều, môi trường 199, môi trường nuôi cấy: tế bào VERO.

Điều kiện bảo quản

Vaccin Salk cần được lưu giữ ở nhiệt độ lạnh trong khoảng từ 2oC đến 8oC và không để đông lạnh. Nếu đã để đông lạnh, không được dùng, vì hoạt lực của IPV đã bị mất.

 

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Phòng bệnh bại liệt cho trẻ nhỏ (6 - 12 tuần tuổi) và cho tất cả các trẻ em và thiếu niên độ tuổi 18 chưa được tiêm chủng, cho khách du lịch đến vùng có virus bại liệt hoang dã thành dịch hay lưu hành, cho một số cán bộ y tế và cho những cá nhân suy giảm miễn dịch.

Chống chỉ định

Có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của vaccin như neomycin, streptomycin và polymyxin B. Bị nhiễm khuẩn cấp có sốt, nên hoãn tiêm vaccin.

Liều dùng và cách dùng

Thuốc tiêm dưới da.

Tạo miễn dịch cơ bản đòi hỏi 3 mũi tiêm vaccin cho cả trẻ em và người lớn. Hai lần tiêm đầu được tiến hành cách nhau khoảng 1 - 2 tháng. Lần tiêm thứ 3 nên tiến hành sớm nhất là 6 tháng sau, và không được chậm quá 2 năm sau mũi tiêm thứ hai. Tác dụng củng cố sau đó phải được gia tăng bằng mũi tiêm thứ tư, thường được tiến hành 4 năm sau liều tiêm thứ ba.

Nếu khoảng cách các lần tiêm dài hơn so với quy định thì không cần bắt đầu lại từ lần tiêm thứ nhất. Tổng số lần tiêm vaccin là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo hiệu lực miễn dịch. Có thể thực hiện một liều bổ sung sau đó. Những người đã được tiêm 4 hoặc 5 liều thì không cần tiêm liều bổ sung.

Thận trọng

Trong trường hợp người bệnh có xu hướng bị dị ứng cao, nên thử test da trước khi tiêm vaccin.

Luôn chuẩn bị sẵn một số thuốc như epinephrin, corticoid và kháng histamin, những trang bị cần thiết cho điều trị sốc phản vệ nếu xảy ra (oxygen, máy trợ hô hấp).

Tương tác với các thuốc khác

Có thể dùng đồng thời IPV với vaccin giải độc tố bạch hầu - uốn ván và ho gà hấp phụ (vaccin DTP). Phối hợp vaccin chứa IPV và DTP theo tỷ lệ cố định đã được dùng rộng rãi ở một số nước.

Có thể dùng đồng thời IPV với vaccin liên hợp polysacarid Haemophilus b (Hib). Nói chung, IPV có thể tiêm đồng thời nhưng khác vị trí với các vaccin bất hoạt khác. Tiêm đồng thời với đa số các vaccin sống và bất hoạt không ảnh hưởng đến đáp ứng tạo kháng thể hoặc tăng tỷ lệ tác dụng không mong muốn. Những người đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch (thí dụ corticotropin, corticoid, tác nhân alkyl hóa, chất kháng chuyển hóa, liệu pháp phóng xạ) có thể giảm đáp ứng miễn dịch với IPV. Thường phải hoãn tiêm vaccin cho tới khi ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Tác dụng phụ

Không có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi dùng vaccin phòng bại liệt bất hoạt. Vì vaccin có kháng sinh như streptomycin, neomycin và polymyxin B nên có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn đối với các kháng sinh này.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Viêm tấy nơi tiêm, sốt, la thét, kêu khóc, chán ăn, nôn.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Vaccin bại liệt được điều chế bằng cách nuôi cấy virus in vitro trong các tế bào thận khỉ.

Virus được nhân lên trong môi trường nuôi cấy, sau đó dùng formaldehyd để diệt virus và tiến hành tinh chế.

Tạo miễn dịch bằng cách tiêm theo chỉ định đã chứng tỏ bảo vệ phòng chống bệnh bại liệt 100%. Có thể kéo dài bảo vệ suốt đời.