Oxycodone - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Oxycodone

Thông tin cơ bản thuốc Oxycodone

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Loại bỏ thuốc sau 90 ngày mở lọ.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Oxycodone được kê đơn để làm giảm các triệu chứng đau từ vừa phải đến nặng.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở những bệnh nhân: suy hô hấp, hen phế quản cấp tính hoặc nghiêm trọng, có hoặc nghi ngờ liệt ruột và tắc nghẽn đường tiêu hóa, quá mẫn cảm với oxycodone.

Liều dùng và cách dùng

Người lớn

Liều khởi đầu: Loại phóng thích tức thời (IR): 5mg -15mg, uống mỗi 4 - 6 giờ. Loại phóng thích có kiểm soát (CR): 10mg, uống mỗi 12 giờ. Loại phóng thích kéo dài (SR): 10mg - 30mg, uống mỗi 4 giờ. Liều lớn hơn 30mg hiếm khi cần thiết và nên được sử dụng thận trọng. Tổng liều hàng ngày trung bình khoảng 105mg mỗi ngày. Bệnh nhân ung thư bị đau nặng có thể cần đến "liều giải cứu" của loại phóng thích tức thời (IR).

Người cao tuổi

Ban đầu: Loại phóng thích tức thời (IR): 2,5mg, uống mỗi 6 giờ. Tăng liều từ từ khi cần thiết. Liều lớn hơn 30mg hiếm khi cần thiết và nên được sử dụng thận trọng. Tổng liều hàng ngày trung bình khoảng 105mg / ngày. Bệnh nhân ung thư bị đau nặng có thể cần đến "liều giải cứu" của loại phóng thích tức thời (IR).

Trẻ em

> 1 năm và <50 kg: 0,05mg - 0,15mg / kg / liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết.

> 1 năm và ≥ 50 kg: 5 g, uống mỗi 6 giờ khi cần thiết, sau đó liều dùng có thể được điều chỉnh lên đến 10mg, uống mỗi 3 - 4 giờ.

Thận trọng

Trước khi dùng oxycodone, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với oxycodone, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói cho bác sĩ biết lịch sử bệnh tật của bạn, đặc biệt là tình trạng tắc nghẽn trong dạ dày / ruột hoặc liệt ruột, chấn thương đầu, khối u trong não hoặc hệ thống thần kinh, tăng áp lực não, suy giáp, huyết áp thấp, bệnh Addison, co giật, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh tim, thận, gan, bệnh tuyến tụy hoặc bệnh lý đường mật, viêm túi thừa, ung thư đại tràng hoặc ung thư thực quản. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng oxycodone. Thuốc có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn. Oxycodone có thể gây chóng mặt, c

  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Oxycodone đã được thành lập ở bệnh nhân nhi 11-16 tuổi.
  • Người cao tuổi: Cần thận trọng khi quyết định liều cho người cao tuổi vì nguy cơ cao bị suy hô hấp.
  • Bệnh nhân suy gan: Liều bằng 1/3 hoặc 1/2 liều thông thường.
  • Bệnh nhân suy thận: Giảm liều.
  • Giai đoạn chuyển dạ: Oxycodone kéo dài thời gian chuyển dạ, qua được nhau thai và có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tương tác với các thuốc khác

  • Oxycodon, giống như các thuốc giảm đau gây ngủ khác, làm tăng tác dụng của các thuốc làm chậm chức năng não, như rượu, các barbiturat, các thuốc giãn cơ, ví dụ carisoprodol (SOMA) và cyclobenzaprin (FLEXERIL) và các benzodiazepin như lorazepam (ATIVAN) và có thể dẫn đến suy giảm rõ rệt chức năng não.
  • Oycodon gây táo bón, sử dụng đồng thời Oycodon với các thuốc chống tiêu chảy như diphenoxylat (LOMOTIL) và loperamid (IMODIUM) có thể dẫn đến táo bón nặng và tăng buồn ngủ.
  • Cimetidin (TAGAMET) làm tăng nồng độ Oxycodon trong máu, có thể gây lú lẫn, mất định hướng, co giật hoặc ức chế hô hấp.

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn, ăn mất ngon, táo bón, khô miệng, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, buồn ngủ, nóng bừng, ra mồ hôi, ngứa, yếu ớt, đau đầu, thay đổi tâm trạng, thu hẹp đồng tử, mắt đỏ, nhịp tim nhanh hoặc chậm, khó thở, thở chậm lại, nổi mề đay, phát ban, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó nuốt, co giật.
  • Thuốc có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí gây tử vong, hội chứng cai nghiệnở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc trong thai kỳ.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: khó thở / thở chậm hoặc ngừng thở, buồn ngủ quá mức, chóng mặt, ngất xỉu, đi khập khiễng hoặc yếu cơ, thu hẹp đồng tử, da ẩm, lạnh, nhịp tim chậm hoặc dừng lại, da, móng tay, môi hoặc khu vực xung quanh miệng xanh nhợt, mất ý thức hoặc hôn mê. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ. Không uống nhiều hơn một liều thuốc trong vòng 12 giờ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.