Naratriptan - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Naratriptan

Thông tin cơ bản thuốc Naratriptan

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Naratriptan được sử dụng để điều trị các triệu chứng của chứng đau nửa đầu (đau nhói đầu, đôi khi có kèm theo buồn nôn và nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng). Naratriptan là thuốc thuộc nhóm chất chủ vận thụ thể serotonin có chọn lọc. Nó hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu trong não, đình chỉ các tín hiệu đau đớn được gửi đến não, và ngăn chặn các nguyên nhân gây ra đau đớn, buồn nôn, và các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu. Naratriptan chỉ làm giảm các triệu chứng chứ không ngăn chặn được các cuộc tấn công của đau nửa đầu.

Chống chỉ định

Không sử dụng naratriptan nếu:

  • bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong naratriptan
  • bạn có tiền sử liệt nửa người hoặc chứng đau nửa đầu đáy sọ
  • bạn bị bệnh gan hoặc bệnh thận nặng, hoặc huyết áp cao không kiểm soát
  • bạn bị rối loại nhịp tim bất thường (mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White)
  • bạn có tiền sử bệnh tim (ví dụ như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim), vấn đề mạch máu, đau ngực, đột quỵ, thiếu máu não hoặc các vấn đề lưu thông máu...

Trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn đang ở trong bất kỳ trường hợp nào như đã liệt kê ở trên và hãy hỏi thêm bác sĩ bất kì vấn đề gì bạn thắc mắc.

Liều dùng và cách dùng

Naratriptan là thuốc dạng viên nén được sử dụng bằng đường miệng. Nó được dùng khi có dấu hiệu cơn đau nửa đầu xuất hiện. Thông thường với mỗi cơn đau đầu dùng 1 viên, nhưng nếu sau khi dùng thuốc, tình trạng của bạn không tốt hơn hoặc cơn đau quay trở lại thì hãy uống viên thứ 2 sau 4 giờ kể từ khi uống viên thứ nhất. Không uống quá 2 viên naratriptan trong khoảng thời gian 24 giờ. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn bất kỳ phần nào bạn không hiểu. Dùng naratriptan đúng theo chỉ dẫn, không uống nhiều hơn hoặc ít hơn so với quy định của bác sĩ. Nên uống thuốc này với nhiều nước.

Thận trọng

Một số điều kiện y tế có thể tương tác với naratriptan. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ điều kiện y tế nào, đặc biệt là các trường hợp sau:

  • bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú
  • bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa thuốc, thuốc thảo dược, hoặc chế độ ăn uống đặc biệt
  • bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác
  • thành viên trong gia đình bạn có tiền sử bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim
  • bạn bị bệnh tiểu đường, gan hoặc bệnh thận, hoặc rối loạn nhịp tim
  • bạn có tiền sử huyết áp cao, cholesterol cao, khó thở, tăng trưởng bất thường trong não, hoặc các loại đau đầu
  • bạn hút thuốc hoặc thừa cân rất nhiều
  • phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ tử cung
  • nam giới lớn hơn 40 tuổi

Tương tác với các thuốc khác

Một số thuốc có thể tương tác với naratriptan. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, đặc biệt là các thuốc sau:

  • Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) (phenelzine), thuốc ức chế chọn lọc serotonin reuptake (SSRIs) (citalopram, fluoxetine), đồng vận thụ thể serotonin 5-HT1 (sumatriptan), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) (duloxetine, venlafaxine), sibutramine, thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline), hoặc tryptophan vì tác dụng phụ nghiêm trọng như: sốt, cơ bắp cứng nhắc, thay đổi huyết áp, thay đổi tâm thần, rối loạn, dễ bị kích thích, kích động, mê sảng, và hôn mê, có thể xảy ra
  • Ergot alkaloids (ergotamin), thuốc tránh thai nội tiết hoặc methylsergide vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của naratriptan

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả những tương tác thuốc có thể xảy ra. Để biết thêm thông tin, hãy trực tiếp hỏi bác sĩ của bạn.

Tác dụng phụ

Naratriptan có thể gây ra tác dụng phụ như: thay đổi thị lực, cảm giác ngứa ran, mệt mỏi hoặc yếu, đau dạ dày, hoa mắt, cảm giác nóng hoặc lạnh bất thường. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: đau hoặc tức ngực hoặc cổ họng, nhịp tim nhanh, khó thở hoặc thở hổn hển, mẩn đỏ, sưng hay ngứa mí mắt, mặt, hoặc môi, đau bụng đột ngột...

Quá liều và cách xử trí

Trong trường hợp quá liều hãy gọi cho bác sĩ, hoặc nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Naratriptan không phải thuốc sử dụng thường xuyên, chỉ dùng nó khi có chứng đau nửa đầu xuất hiện.