Diclofenac (miếng dán) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Diclofenac (miếng dán)

Thông tin cơ bản thuốc Diclofenac (miếng dán)

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Miếng dán diclofenac được sử dụng để điều trị ngắn hạn tình trạng đau do do căng cơ, bong gân, bầm tím

Chống chỉ định

Quá mẫn với diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin).

Liều dùng và cách dùng

Miếng dán diclofenac thường dán lên da hai lần một ngày, một lần mỗi 12 giờ, cùng thời điểm mỗi ngày.

Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để giải thích bất kỳ phần nào bạn không hiểu.

Đừng dán miếng dán diclofenac lên phần da bị trầy xước, vết thương hở hoặc có phát ban. Đừng để miếng dán diclofenac tiếp xúc với mắt, mũi hay miệng. Nếu miếng dán diclofenac chạm vào mắt, rửa mắt ngay lập tức bằng nước hoặc nước muối. Hãy gọi bác sĩ nếu có kích ứng mắt kéo dài hơn một giờ.

Thận trọng

  • Trước khi sử dụng miếng dán diclofenac, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với diclofenac (Cambia, Cataflam, Pennsaid, Voltaren, Solaraze, Zipsor, trong Arthrotec), aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Trong khi điều trị với miếng dán diclofenac, sẽ khó để phát hiện nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc các bệnh đi kèm sốt vì thuốc này cũng có thể khiến thân nhiệt thấp hơn hoặc ngăn chặn sốt. Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang cảm thấy không khỏe hoặc có dấu hiệu khác của nhiễm trùng hoặc bệnh tật.

Tương tác với các thuốc khác

Diclofenac có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác.

Không nên dùng diclofenac phối hợp với:
Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: Nguy cơ gây xuất huyết nặng.
Kháng sinh nhóm quinolon: Diclofenac và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương của kháng sinh nhóm quinolon, dẫn đến co giật (nhưng cần nghiên cứu thêm).
Aspirin hoặc glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng tổn thương dạ dày - ruột.
Diflunisal: Dùng diflunisal đồng thời với diclofenac có thể làm tăng nồng độ diclofenac trong huyết tương, làm giảm độ thanh lọc diclofenac và có thể gây chảy máu rất nặng ở đường tiêu hóa.
Lithi: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh đến mức gây độc. Nếu buộc phải dùng đồng thời thì cần theo dõi người bệnh thật cẩn thận để phát hiện kịp thời dấu hiệu ngộ độc lithi và phải theo dõi nồng độ lithi trong máu một cách thường xuyên. Phải điều chỉnh liều lithi trong và sau điều trị bằng diclofenac.
Digoxin: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh và kéo dài nửa đời của digoxin. Cần định lượng nồng độ digoxin trong máu và cần giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời cả 2 thuốc.
Ticlopidin: Dùng cùng diclofenac làm tăng nguy cơ chảy máu.
Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: Có tài liệu nói dùng diclofenac làm mất tác dụng tránh thai.
Methotrexat: Diclofenac làm tăng độc tính của methotrexat.
Có thể dùng diclofenac cùng với các thuốc sau nhưng phải theo dõi sát người bệnh:
Cyclosporin: Nguy cơ bị ngộ độc cyclosporin. Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh.
Thuốc lợi niệu: Diclofenac và lợi niệu có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát do giảm lưu lượng máu đến thận vì diclofenac ức chế prostaglandin.
Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển đổi, thuốc chẹn beta, thuốc lợi niệu).
Dùng thuốc chống toan có thể làm giảm kích ứng ruột bởi diclofenac nhưng lại có thể làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết thanh.
Cimetidin có thể làm nồng độ diclofenac huyết thanh giảm đi một chút nhưng không làm giảm tác dụng chống viêm của thuốc. Cimetidin bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của diclofenac.
Probenecid có thể làm nồng độ diclofenac tăng lên gấp đôi nếu được dùng đồng thời. Ðiều này có thể có tác dụng lâm sàng tốt ở người bị bệnh khớp nhưng lại có thể xảy ra ngộ độc diclofenac, đặc biệt ở những người bị suy giảm chức năng thận. Tác dụng thải acid uric - niệu không bị ảnh hưởng. Nếu cần thì giảm liều diclofenac.
 

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: khô, đỏ, ngứa, sưng hay tê tại chỗ dán miếng dán; thay đổi trong hương vị; đau đầu; buồn ngủ; ngứa da

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng sau, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức: nổi mề đay; ngứa; khó thở hoặc nuốt; sưng mặt hoặc cổ họng, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; tăng cân không rõ nguyên nhân; thở khò khè; hen suyễn nặng hơn; vàng da hoặc mắt; buồn nôn; cực kỳ mệt mỏi; chảy máu bất thường hoặc bầm tím; thiếu năng lượng; ăn mất ngon; đau ở phần trên bên phải của dạ dày; triệu chứng giống cúm; nước tiểu có màu sẫm; phát ban; mụn nước trên da; cảm sốt; da nhợt nhạt; nhịp tim nhanh

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.