Cyclobenzaprine - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Cyclobenzaprine

Thông tin cơ bản thuốc Cyclobenzaprine

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Giảm co thắt cơ liên quan tới bệnh đau cơ xương cấp tính.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Sử dụng đồng thời hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO).
  • Giai đoạn phục hồi của nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân bị loạn nhịp tim, blốc tim hoặc rối loạn dẫn truyền hay suy tim sung huyết.
  • Cường giáp.

Liều dùng và cách dùng

  • Liều khuyến cáo là 5mg x 3 lần/ ngày. Dựa trên phản ứng của từng bệnh nhân, liều có thể tăng lên 10mg x 3 lần/ ngày. Không nên sử dụng cyclobenzaprine trong thời gian > 3 tuần.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan hoặc người cao tuổi: Hạn chế dùng thuốc.

Thận trọng

Trước khi dùng cyclobenzaprine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với cyclobenzaprin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc đã dùng trong vòng 2 tuần, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm, động kinh, dị ứng, ho hoặc cảm lạnh; thuốc ức chế MAO (phenelzine [Nardil], tranylcypromin [PARNATE]); thuốc an thần; thuốc ngủ; và vitamin. Nói với bác sĩ nếu bạn bị cường giáp, bệnh tim, bệnh tăng nhãn áp hay tiểu khó. Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc dùng cyclobenzaprinenếu bạn từ 65 tuổi trở lên. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn.

Tương tác với các thuốc khác

Cyclobenzaprine có thể có tương tác đe dọa tới tính mạng với thuốc ức chế MAO.

Cyclobenzaprine có thể làm tăng tác dụng của rượu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, khô miệng, hoa mắt, đau dạ dày, phát ban da nặng, sưng mặt hoặc lưỡi, khó thở hoặc khó nuốt, nhịp tim không đều, tức ngực, cảm sốt, co giật. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.