Calci D-Hasan 600/400 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Calci D-Hasan 600/400

Thông tin cơ bản thuốc Calci D-Hasan 600/400

Số đăng ký

VD-20538-14

Quy cách đóng gói

Hộp 1 tuýp x 10 viên

Thành phần

Calci Gluconat

Điều kiện bảo quản

  • Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng (dưới 40 độ C) tốt nhất trong khoảng 15 - 30 độ C, trừ những thông báo khác của nhà sản xuất. Tránh để đóng băng.
  • Chỉ dùng những dung dịch trong; nếu có tinh thể xuất hiện, phải hòa tan lại ở nhiệt độ 30 - 40 độ C.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu.
  • Ðiều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D).
  • Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: Thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
  • Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
  • Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
  • Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.

Chống chỉ định

Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).

Thận trọng

Tránh tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5 ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch; dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu; tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết; tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng 2 - 3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác). Phải tránh dùng calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycosid trợ tim; trường hợp thật cần thiết, calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.

Tương tác với các thuốc khác

  • Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
  • Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
  • Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycozid tim.
  • Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
  • Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
  • Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.

Tác dụng phụ

  • Thường gặp, ADR >1/100
    • Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
    • Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
    • Da: Ðỏ da, nổi ban, đau hoặc nóng nơi tiêm, cảm giác ngứa buốt. Ðỏ bừng và/hoặc có cảm giác ấm lên hoặc nóng.
  • Ít gặp, 1/100 >ADR > 1/1000
    • Thần kinh: Vã mồ hôi.
    • Tuần hoàn: Loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000: Máu - Huyết khối.

Quá liều và cách xử trí

Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng tiêm calci hoặc bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.

Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:

  • Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh calci và natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
  • Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
  • Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta - adrenecgic để phòng loạn nhịp tim nặng.
  • Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
  • Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.

Khác

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Thoát thuốc quanh mạch nơi tiêm, có thể điều trị như sau:
  • Ngừng ngay tiêm tĩnh mạch.
  • Tiêm truyền natri clorid đẳng trương vào vùng đó.
  • Chườm nóng nơi tiêm.