Acid ioxaglic - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Acid ioxaglic

Thông tin cơ bản thuốc Acid ioxaglic

Dạng bào chế

Dung dịch

Dạng thuốc và hàm lượng

Lọ 10, 50,100 ml để tiêm, có các hàm lượng:  39,3% meglumin ioxaglat và 19,6% natri ioxaglat, tương ứng với 320 mg iod/ml; hoặc 24,6%  meglumin ioxaglat và 12,3% natri ioxaglat, tương ứng với 200 mg iod/ml.

Điều kiện bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30oC, tránh ánh sáng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Dùng cho trẻ em và người lớn.

Loại 320 mg iod/ml:

Chụp X quang đường niệu qua tĩnh mạch, mạch (kể cả ở não và mạch vành), .khớp, đường tiêu hoá (uống), chụp tử cung - vòi, chụp tuyến nước bọt.

Loại 200 mg iod/ml:

Chụp X quang tĩnh mạch.

Chụp mạch kỹ thuật số.

Chụp cắt lớp vi tính (xem hướng dẫn của nhà sản xuất để tuân thủ).

Chống chỉ định

Không tiêm dưới  màng nhện (hoặc ngoài màng cứng) vì có thể gây co giật dẫn đến tử vong.

Liều dùng và cách dùng

Loại 320 mg iod/ml:

Chụp X quang đường niệu: Tiêm tĩnh mạch; các liều phải phù hợp với thể trọng và chức năng thận của người bệnh (phải nhịn ăn nhưng không hạn chế uống).

Chụp X quang mạch: Liều tiêm vào mạch máu tổng cộng không được quá 4 - 5 ml/kg; tiêm dần, không vượt quá 100 ml mỗi lần tiêm, tốc độ tiêm tuỳ thuộc từng thủ thuật.

Chụp X quang khớp: Tiêm trong khớp 10 ± 2 ml, thể tích điều chỉnh tuỳ theo từng khớp.

Thủ thuật đường tiêu hoá: Bơm trực tiếp vào ống tiêu hoá.

Chụp X quang tử cung - vòi trứng: Tiêm vào trong tử cung bằng đường dưới từ 10 - 20 ml tuỳ theo thể tích tử cung.

Chụp X quang tuyến nước bọt: Tiêm vào ống tiết từ 1 - 6 ml.

Loại 200 mg iod/ml:

Chụp X quang tĩnh mạch: Liều thường dùng từ 100 - 200 ml.

Chụp mạch kỹ thuật số: Liều dùng tuỳ theo vùng và kỹ thuật thực hiện.

Thận trọng

  • Như mọi thuốc cản quang chứa iod, acid ioxaglic có thể gây phản ứng từ nhẹ đến nặng thậm chí gây tử vong. Những phản ứng này không dự báo trước được và thường gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, tình trạng lo âu, hoặc có mẫn cảm ở lần xét nghiệm trước khi dùng sản phẩm có iod. Không thể phát hiện được phản ứng bằng test dùng iod.
  • Người thầy thuốc phải theo dõi sát bệnh nhân trong quá trình xét nghiệm.
  • Phải chuẩn bị sẵn các phương tiện hồi sức, cấp cứu.
  • Khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ thiếu tháng, do nguy cơ bị giảm năng tuyến giáp do quá nhiều iod, nên cần định lượng TSH và có thể cả T4 tự do 7 - 10 ngày và 1 tháng sau khi dùng thuốc.
  • Cần thận trọng ở người suy gan nặng, suy tim sung huyết, suy hô hấp nặng.
  • Cần tránh mọi sự mất nước khi xét nghiệm và duy trì bài niệu nhiều ở người suy thận, đái tháo đường, u tuỷ xương, tăng acid uric máu và cả ở trẻ nhỏ và người cao tuổi vữa xơ động mạch.

Tương tác với các thuốc khác

  • Với thuốc chẹn beta: Trong trường hợp sốc hoặc hạ huyết áp do các thuốc cản quang chứa iod, các thuốc chẹn beta làm giảm các phản ứng tim mạch bù chỉnh. Trước khi chiếu chụp X quang, điều trị bằng thuốc chẹn beta phải ngừng, nếu điều kiện cho phép. Trường hợp cần thiết vẫn phải tiếp tục điều trị, phải sẵn sàng các phương tiện hồi sức cấp cứu thích hợp.
  • Thuốc lợi tiểu: Trường hợp mất nước do các thuốc lợi tiểu, tăng nguy cơ suy thận cấp, nhất là khi dùng thuốc cản quang chứa iod liều cao, nên bù nước trước khi dùng thuốc cản quang.
  • Metformin: Nhiễm acid lactic có thể xảy ra do suy thận chức năng gây ra do thăm khám X quang ở bệnh nhân đái tháo đường. Phải ngừng điều trị metformin 48 giờ trước khi làm thủ thuật X quang và chỉ dùng lại 2 ngày sau thủ thuật này.
  • Interleukin-2: Tăng nguy cơ phản ứng với các thuốc cản quang trong trường hợp trướcđó đã điều trị bằng interleukin đường tĩnh mạch (phát ban hoặc hiếm hơn là hạ huyết áp, giảm niệu thậm chí suy thận).

Tác dụng phụ

Như mọi thuốc cản quang chứa iod khác, thuốc này có thể dẫn đến các phản ứng không dung nạp ở mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng hoặc gây tử vong và không dự đoán trước được. Thưòng xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, trạng thái lo âu hoặc nhạy cảm đặc biệt ở lần thử nghiệm trước với sản phẩm có iod.

Thường gặp, ADR >1/100

Cảm giác nóng, da đỏ (mặt đỏ). 

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Buồn nôn và nôn.

Liên quan đến thủ thuật:

Chụp tử cung - vòi trứng: Đau vùng chậu, ngất.

Chụp khớp: Đau và/hoặc tràn dịch khớp vừa và tạm thời.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Sốt: Cơn rét run.

Sốc kèm truỵ tim mạch.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Dược lực

Acid ioxaglic là thuốc cản quang loại dime có 6 nguyên tử iod trong phân tử, ở dạng ion, có nồng độ osmol/kg thấp, tan trong nước. So với loại monome, loại dime này có cùng mật độ cản quang, nhưng nồng độ osmol/kg thấp hơn nên độ nhớt nhỏ hơn và ít gây phản ứng có hại hơn. Thuốc này có khả năng làm giảm nguy cơ tạo cục máu đông trong ống thông hay ống dẫn trong tái tạo mạch máu.

Khi tiêm vào mạch máu, thuốc phân bố trong hệ mạch và khu vực gian bào, không làm tăng đáng kể thể tích máu lưu chuyển và không gây rối loạn cân bằng huyết động. Thuốc cũng có thể được bơm tại chỗ. Thuốc rất ít liên kết với protein huyết tương.

Khoảng 90% liều tiêm thải trừ ở dạng không đổi vào nuớc tiểu trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp suy thận, thuốc cũng thải trừ qua mật, mồ hôi và nước bọt.

Nửa đời thải trừ khoảng 90 phút và kéo dài hơn ở người suy thận.

Thuốc qua được hàng rào nhau thai và có thải qua sữa mẹ.

Thuốc có thể thải trừ bằng thẩm phân máu hay màng bụng.20 mg iod/ml; hoặc 24,6%  meglumin ioxaglat và 12,3% natri ioxaglat, tương ứng với 200 mg iod/ml.

Khác

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Đa số các ADR phụ thuộc vào đường dùng, tốc độ tiêm, khối lượng và nồng độ thuốc. Đa số ADR xảy ra trong vòng 5 - 10 phút nhưng cũng có thể muộn.

Các ADR thường nhẹ và không cần phải điều trị. Nhưng nguy hiểm nhất là sốc thường xuất hiện ngay, hầu như không liên quan đến số lượng thuốc, tốc độ tiêm. Sốc biểu hiện bằng huyết áp tụt và các biểu hiện về tiêu hoá, thần kinh, hô hấp, tim mạch ... Không thể dự đoán trước được, làm test với iod cũng không cho biết trước được sốc. Mức độ nặng rất thay đổi, từ nhẹ, vừa, đến rất nặng, tử vong. Do đó, luôn luôn phải sẵn sàng phương tiện cấp cứu.