Những lí do khiến trẻ thức giấc trong đêm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Những lí do khiến trẻ thức giấc trong đêm

Trẻ đột nhiên thức giấc trong đêm cứ tưởng là việc bình thường nhưng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhiều ông bố bà mẹ có thể vì bận bịu, mệt mỏi mà vô tình lãng quên nó.

Trẻ đột nhiên thức giấc trong đêm cứ tưởng là việc bình thường nhưng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhiều ông bố bà mẹ có thể vì bận bịu, mệt mỏi mà vô tình lãng quên nó. Điều đó khiến bạn vô tình đã bỏ qua những dấu hiệu bệnh lí đầu tiên gây ra những cơn đau làm trẻ thức ngay trong đêm.

Thức giấc trong đêm là biểu hiện cho những khó chịu, sự thay đổi trong chính cơ thể trẻ. Nếu bé có các vấn đề sau đây, mẹ nên hết sức chú ý theo dõi và quan sát:
-          Bé đột nhiên tỉnh giấc kèm theo những cơn đau bất ngờ ở vùng bụng.
-          Bé không ngủ ngon, ngủ sâu kể từ khi sinh ra.
-          Bé có thói quen ngủ tốt nhưng bất ngờ không chịu ngủ, khó chịu.
-          Bé quấy khóc nhưng dỗ không nín.

-          Bé xuất hiện những triệu chứng hoặc dấu hiệu bất thường cho thấy bé bị bệnh.
-          Trực giác khiến cho mẹ cảm thấy lo lắng, linh cảm có điều gì đó không ổn đến với con.
-          Bé đột nhiên thức giấc mà không có nguyên nhân rõ ràng nào cả.
Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra những cơn đau bất chợt làm trẻ thức giấc trong đêm:

1.       Nôn trớ (trào ngược dạ dày - thực quản)


Khi nằm, hàm lượng axit trong dạ dày trẻ bị kích thích cùng với việc ăn no sẽ khiến trẻ dễ mắc chứng trào ngược và thức giấc trong đêm.  Nó sẽ gây ra những cơn đau mà mọi người vẫn hay gọi là “ ợ nóng “ . Ngoài chứng trào ngược, trẻ sơ sinh cho đến 1 tuổi rất hay gặp phải vấn đề tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, ói… sau khi ăn no và làm bé thức giấc trong đêm. Vì vậy, các bà mẹ hay có thói quen cho bé ngủ nằm, hãy hết sức lưu ý cho bé nằm cao hơn khoảng 30 độ, cho bé bú ít hơn, thường xuyên hơn. Và vỗ lưng để bé ợ hơi tránh gây khó chịu.

2.       Viêm tai

Viêm tai là hiện tượng bé có dấu hiệu thấy dịch vàng chảy ra từ mũi, tai hoặc mắt. Khiến bé dễ bị sốt, đau liên tục. Đề kháng yếu khiến trẻ khóc , thức giấc vào ban đêm.

3.       Bé đang chuẩn bị mọc răng

Đối với trẻ nhỏ, mọc răng là thời gian trẻ cảm thấy khó chịu nhất và kèm theo các bệnh. Đặc biệt, là khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên hoặc mọc răng hàm. Những cơn đau sẽ làm trẻ quấy khóc nhiều và đột nhiên thức giấc. Mẹ có thể giúp con bớt những cơn đau nhức bằng cách cho bé ăn bánh quy, cắn vào vật mềm… Đối với trẻ đang bú mẹ thì việc cho bú lúc này sẽ khiến bé dịu lại và dễ ngủ hơn. Đồng thời, bạn cố gắng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé để có sức đề kháng thật tốt tránh được các bệnh bên ngoài xâm nhập vào trẻ.

4.       Bé đang bị nóng

Trẻ sơ sinh luôn có thân nhiệt cao hơn người lớn. Nếu bé đột nhiên thức giấc giữa đêm và cáu gắt, trở mình liên tục và dùng tay gãi đầu, gãi bụng,…thì bạn hãy thử sờ vào lưng và đầu có đổ nhiều mồ hôi không. Có thể do nhiệt độ nóng quá khiến bé ngủ không ngon và thức giấc. Mẹ hãy tìm mọi cách để hạ nhiệt độ xuống nhanh nhất. Bật điều hòa, bỏ bớt các vật xung quanh như: gấu bông, chăn, gối…. để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Thức giấc vào ban đêm là một dấu hiệu mà bạn không nên xem thường. Hãy theo dõi và tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Vì biết đâu chừng, đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh lý của con bạn đấy. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết thêm về vấn đề thức giấc của bé vào ban đêm. Để chủ động trong việc xử lý tình huống khi gặp phải.

Tuthuoc24h