Củ dền là loại thực phẩm quen thuộc của chúng ta, và phần lớn chúng ta thường nầu súp trong các bữa ăn hằng ngày. Thế bạn đã biết hết những lợi ích từ củ dền chưa? Nếu chưa chúng ta cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Củ dền có tác dụng gì?
Giúp gan khỏe mạnh: Beta Cyanin là sắc tố có trong củ dền có thể giúp giải độc gan, ngăn chặn dấu hiệu mệt mỏi, đặc biệt củ dền còn có thể giúp loại bỏ phần mỡ thừa. Do vậy, đối với những bạn thừa cân có thể bổ sung củ dền vào những bữa ăn để giúp bạn có được vóc dáng như ý.
Ổn định trạng thái tinh thần: hợp chất nitrogen gọi là bataine, đây là hợp chất có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thần kinh thư giãn.
Ổn định huyết áp: Theo như kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt.
Chống đột quỵ, ngăn ngừa bệnh đau tim: Có thể nước củ dền sẽ rất khó uống nhưng nếu được, nước củ dề có thể hạ choleste, chống oxy hóa, là trợ thủ đắc lực ngăn ngừa bệnh đau tim và đột quỵ.
Chứng thiếu máu: Nhiều người nói rằng củ dền bổ máu quả không sai, hàm lượng sắt có trong củ dền có thể kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Ngoài ra, trong củ dền còn có hàm lượng đồng giúp cơ thể tạo ra thêm sắt để bổ sung cho máu.
Xơ vữa động mạch: thực tế đây là căn bệnh do các canxi vô cơ tích tụ dẫn đến sơ cứng các động mạch. Thế nhưng đừng quá lo lắng nếu không may mắc phải căn bệnh này, chính màu đỏ thẫm của củ dền có thể làm ta những tích tụ của canxi vô cơ.
Giãn tĩnh mạch: củ dền có thể làm tăng độ đàn hội của tĩnh mạch bằng cách dùng nước ép củ dền thường xuyên.
Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin và các dưỡng chất được thiên nhiên ban tặng trong củ dền đã được chứng minh là có thể tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng, kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sản sinh những tế bào mới
Giúp tươi trẻ, giữ tinh thần thoải mái: hợp chất betaine có trong củ dền giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể, làm cho tinh thần sảng khoái, tươi cười.
Ngăn ngừa ung thư: củ dền có khả năng ngăn chặn ung thư phổi và ung thư da, bởi củ dền có thể đánh đuổi sự tập trung của những hợp chất nitrosamines – đây là hợp chất gây nên ung thư.
Táo bón: hàm lượng cellulose trong củ dền giúp giảm chứng táo bón mãn tính bằng cách uống nước ép củ dền thường xuyên.
Bài độc: các tính năng làm sạch của nước ép của dền có thể giúp gan chữa lành độc tính và các bệnh gan mật như vàng da, viêm ga, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Bệnh Gút: nước ép củ dền có thể đẩy lùi bệnh gút nhanh chóng.
Những tác hại của củ dền
Oxalate - Cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng: Trong củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate – đây là một hợp chất dễ gây nên sỏi thận, kháng dinh dưỡng , ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nếu như chúng ta dùng củ dền với lượng quá nhiều.
Fodmaps - Gây triệu chứng khó tiêu hóa: FODMAPs dưới dạng fructans trong củ dền có thể gây ra khó chịu tiêu hóa ở những người nhạy cảm, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích.
Nước tiểu hồng: không ít những người sau khi ăn củ dền sẽ có nước tiểu màu hồng làm cho nhiều người lầm tưởng là máu. Tình trạng này khá phổ biến, nó được gọi bằng một cái tên beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Thế nhưng, việc có nước tiểu màu hồng có thể cũng báo động về tình trạng sức khỏe. Có thể do thiếu sắt hoặc Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.
Phân đen: Tình trạng này hoàn toàn có khả năng xảy ra vì đôi khi Beeturia ảnh hưởng đến chuyển động của ruột. Tình trạng này chỉ có thể kéo dài trong 1 -2 lần đi ngoài, nên mọi người không nên quá lo lắng.
Hạ huyết áp: Như đề cập ở trên, củ dền có thể trị căn bệnh cao huyết áp, thế nhưng tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu như bạn sự kết hợp củ dền và thuốc như Viagra.
Sỏi thận, sỏi mật: Trong củ dền có chứa một hàm lượng cao axit oxalic cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Những sản phẩm có chứa axit axolic nói chung có nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật dạng canxi oxalat.
Các tình trạng liên quan đến sắt và đồng: Người bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson nên tránh tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.
Các phản ứng liên quan đến củ dền: buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy có thể sẽ xảy ra đối với những người có đường ruột nhạy cảm
Những người bị bệnh thận nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6.
Ảnh hưởng trong thời kì mang thai: Theo Mayo Clinic, phụ nữ mang thai nên tiếp cận betaine với sự thận trọng, vì hiện vẫn còn thiếu những thông tin an toàn về việc sử dụng củ dền thường xuyên ở phụ nữ mang thai.
Hàm lượng đường cao: Theo ước tính, cứ 100g củ dền thì có đến 7g đường, do vậy nên cân nhắc thật kĩ nếu như bạn đang mắc phải những căn bệnh cần kiêng đường.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về những tác dụng cũng như tác hại của củ dền. Bất kì thực phẩm nào cũng có những mặt lợi và hại, việc dùng đúng cách, đúng người sẽ phát huy tác dụng một cách tuyệt vời nhất. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp cho các chị em có thêm kinh nghiệm trong việc vào bếp, để mỗi ngày duy trì sức khỏe gia đình là một niềm vui trong cuộc sống.